Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

Tiếp thị trực tuyến website của bạn


Một trong những cách tiếp thị hiệu quả nhất cho website trực tuyến của bạn là thông qua việc mua bán trực tuyến hoặc số lượt truy cập trang web của bạn. Theo quan sát được, mọi người mọi người thường mua từ những trang web mà họ có thói quen truy cập. Do vậy, việc mua những trang web từ các công ty quảng cáo sẽ làm hiển thị trang web của bạn một cách ngẫu nhiên trong mạng lưới các website đến các trang web khác mà mọi người thường xuyên ghé thăm.

Những trang web này có thể đạt được mục đích khá cao dựa trên lựa chọn của bạn và tính chất việc kinh doanh của bạn.

Một trong những công ty quảng cáo uy tín nhất mà tôi biết là KwichMarketing. Họ sẽ giúp bạn kiểm soát toàn bộ chiến dịch quảng cáo của bạn. Bạn thậm chí có thể thay đổi tần số các trang web của bạn bất cứ lúc nào bạn muốn. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể truy cập vào trang web của họ: << URL Snipped >>

SEO cũng có thể được sử dụng trong tiếp thị trực tuyến, mặc dù nó có thể là một "trò chơi đắt tiền" cho sự lựa chọn của bạn, tuỳ thuộc vào tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.

Để biết thêm về SEO bạn có thể truy cập trang web: www.semleader.vn Trang web này là của một công ty chuyên về lĩnh vực SEO. Bạn có thể tham khảo được một số thông tin khá cần thiết để quảng bá cho website của bạn tại trang web này.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009

Quảng cáo - Ưu điểm và nhược điểm


Quảng cáo là tên gọi của một quá trình xúc tiến thương mại các sản phẩm và dịch vụ nhằm gia tăng lợi nhuận.

Quảng cáo có thể được làm thông qua một số phương tiện truyền thông như: truyền hình, báo, quảng cáo sơn trên tường, bảng thông báo, tạp chí, Internet, truyền miệng và nhiều cách khác.

Quảng cáo thông báo tới người mua về giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trên thị trường và khuyến khích họ mua chúng. Mục tiêu chính của quảng cáo là:

- Làm gia tăng lượng sử dụng một sản phẩm nào đó, từ đó sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.
- Tạo ra nguồn khách hàng mới và gia tăng ảnh hưởng của thương hiệu.
- Nhận được sự phản hồi của khách hàng về một sản phẩm nào đó.
- Giới thiệu về một sản phẩm mới hay một sản phẩm thay thế cho những sản phẩm cũ.

Quảng cáo có số lượng sử dụng. Ngoài việc chiêu thị các sản phẩm thương mại, quảng cáo còn có thể được sử dụng để giáo dục và thúc đẩy nhận thức của công chúng về những sản phẩm phi thương mại như: AIDS, nạn phá rừng, kế hoạch hoá gia đình, ... Đó là phương tiện truyền thông mạnh nhất có khả năng ảnh hưởng đến đông đảo quần chúng. Ngày nay chúng ta dễ dàng tìm thấy rất nhiều quảng cáo trên Internet. Có nhiều quảng cáo ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau rất thành công trong việc kết nối người sử dụng với những thông tin mà họ yêu cầu. Để ngăn chặn sự thương mại hoá hoàn toàn truyền thông thương mại điện tử, một số nước đã buộc các phát thanh viên phải thể hiện những quảng cáo liên quan đến sự quan tâm của khách hàng. Những loại quảng cáo phổ biến này giáo dục mọi người về đất nước của họ, về đạo đức và xã hội.

Tuy nhiên quảng cáo cũng có mặt trái của nó. Ảnh hưởng của quảng cáo được gây ra là do quảng cáo phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của cá nhân hoặc những gì mà anh ta đã trải qua. Với một số trường hợp, trẻ em sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu trong quảng cáo. Mọi người cũng tỏ ra bất bình bởi việc gia tăng lượng tiêu thụ các chất có cồn và thuốc lá sau khi xem quảng cáo. Quá nhiều quảng cáo đã trở thành sự phiền toái trong các thành phố lớn. Các nhà sản xuất dễ dàng tạo ra những ảnh hưởng xấu về bất cứ sản phẩm nào và dễ dàng gây ảnh hưởng lên ý thức của mọi người. Để đối phó với vấn đề này, nhiều công ty đã bị yêu cầu rút lại những phần sai và gây tác động xấu trong phần quảng cáo của họ buộc phải bồi thường cho những lỗi sai đó.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009

Ưu điểm và nhược điểm của một công ty quảng cáo


Ưu điểm và nhược điểm gì khi sử dụng các công ty quảng cáo để quảng bá sản phẩm và dịch vụ

Ưu điểm:

Thứ nhất, rõ ràng họ biết nhiều hơn về bạn khi bắt đầu quảng cáo và chiêu thị sản phẩm.

Thứ hai, họ có thể cho bạn nhiều hơn bạn những gì mà bạn cung cấp.

Thứ ba, họ có các thiết bị mà nếu bạn mua bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều chi phí.

Thứ tư, họ sẽ làm tất cả mọi việc, và tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe, góp ý kiến và trả tiền.

Thứ năm, họ có các nhân viên có chuyên môn.

Nhược điểm:


Thứ nhất, mỗi công ty quảng cáo đều có một phong cách chung nhất định, điều này khiến cho phong cách quảng bá sản phẩm của bạn có vẻ như khá giống với những gì mà họ đã làm trước đây.

Thứ hai, công ty quảng cáo nói chung thường đòi hỏi chi phí rất rất tốn kém.

Kết luận: Hãy nghĩ cho kỹ trước khi tìm đến một công ty quảng cáo hay công ty tiếp thị nào đó. ^_^

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2009

Bài học tránh sai lầm từ hình thức bán hàng đa cấp


Có bao giờ bạn ngạc nhiên tự hỏi tại sao những chiến lược tiếp thị hệ thống của bạn dường như không hề hoạt động? Bạn đã từng đọc những quyển sách sau những quyển sách, những bài báo sau những bài báo, hay thậm chí là tham gia vào những buổi hội thảo nói cho bạn biết tất cả về "những bí mật lớn" của ngành công nghiệp. Vậy tại sao bạn lại cảm thấy như thể bạn đang bơm tiền vào những thứ chẳng mang lại lợi nhuận gì cho bạn?
Lý do tại sao hầu hết mọi người đều gặp sai lầm với mạng lưới tiếp thị của họ là bởi vì họ không thực sự hiểu ngành công nghiệp đang hoạt động như thế nào. Họ tạo ra những sai lầm rất một cách đơn giản và đưa ra những quyết định ngây thơ. Thông thường, họ phạm phải những sai lầm này là do một số công ty đã cuốn họ theo bằng cách tạo ra một loạt những lời nói dối và những lời hứa huyễn hoặc. Mọi người phạm sai lầm là bởi họ không thật sự hiểu mạng lưới tiếp thị nào cần phải tập trung vào.

Bạn có biết 95% mọi người tham gia vào mạng lưới internet lại chẳng có một chút kinh nghiệm nào về sales không? Điều này kéo theo một số khó khăn đáng sợ khi mạng lưới marketing bao gồm cả sales, bán hàng, bất chấp cả những gì mà một số công ty kinh doanh đa cấp (MLM Company = Multi Lavel Marketing Company) có thể nói cho bạn để kéo bạn nhập cuộc. Đây là một trong những sai lầm lớn nhất của những người làm mạng lưới tiếp thị. Họ nghĩ rằng sản phẩm sẽ "tự bán" được trong khi họ chỉ cần ngồi yên một cách thoải mái và đếm lợi nhuận.

Một sai lầm thường gặp khác là bạn nghĩ bạn sẽ có khả năng bán sản phẩm đó cho bạn bè hay gia đình. Rất nhiều mạng lưới tiếp thị hay chương trình bán hàng đa cấp khuyến khích bạn chia sẻ những cơ hội lớn với bạn bè và gia đình khi mà trên thực tế, bạn bè và gia đình của bạn có thể thậm chí không muốn và cũng chẳng thích sản phẩm này. Nếu bạn làm sales, nó sẽ chỉ làm mọi người cảm thấy bắt buộc phải giúp đỡ bạn, hoặc người ta tội nghiệp bạn. Không nên khuyến khích gia đình và bạn bè làm giàu cho bạn từ hình thức bán hàng đa cấp. Thậm chí có thể họ đủ tốt để mua sản phẩm của bạn, bạn cũng chẳng có khả năng trở thành triệu phú nhờ nó.

Hàng triệu người nhảy vào kinh doanh bán hàng đa cấp hay đào tạo mạng lưới tiếp thị nhưng rất ít người thành công trong lĩnh vực này. Tại sao tỉ lệ những người hưởng ứng những chương trình và cơ hội như vậy vẫn còn? Lý do lớn nhất là bởi vì mọi người bước vào kinh doanh với một hi vọng và sự trông chờ sai lầm. Đó chính là một thủ đoạn kinh điển. Bạn sẽ nhận được rất nhiều lời hứa trong khi bắt đầu xem có những cơ hội lớn nào. Bạn không cần bất cứ một kinh nghiệm nào và bạn sẽ giàu lên một cách nhanh chóng. Khi bạn bắt đầu chương trình này, bạn sẽ khám phá ra một sự thật từ lâu và trong một số trường hợp thì nó hoàn toàn là bịa đặt.

Thành công của bán hàng đa cấp thực sự đến từ đào tạo bán hàng đa cấp, kinh nghiệm, sự tin tưởng, thậm chí là thực hành. Bạn có thể sống tốt nhờ nó không? Chắc chắn bạn có thể. Bạn có thể thành công và giàu nhanh chóng? Sớm muộn gì thì bạn cũng có thể. Nhưng bạn đừng mong chờ vào thành công kỳ diệu chỉ trong một đêm. Và bạn đừng nghĩ rằng bạn có thể đạt được điều này mà không cần làm bất cứ việc gì. Nếu mạng lưới tiếp thị quá đơn giản đến mức bất cứ ai cũng có thể làm được và sản phẩm có thể tự bán, vậy thì tại sao chúng ta vẫn chưa phải là những nhà triệu phú?

Khi bạn học được những sai lầm trong tiếp thị từ mạng lưới tiếp thị, tiếp thị đa cấp dựa trên mạng lưới doanh nghiệp, bạn có thể tránh được những sai lầm liều lĩnh trong mạng lưới tiếp thị của bạn.

Nguồn: http://articlesonblogging.com

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

Chiến lược tiếp thị trực tiếp (Phần III)

11. Thường xuyên đến nơi họp chợ (Ray Jutkins)
Bạn nên thường xuyên đến những nơi họp chợ, liên tục và liên tục. Không nhất thiết phải theo một số lượng nào đó mỗi tháng, mỗi năm, mà điều quan trọng là phải liên tục. Mọi thứ đều tạo nên cảm giác - không phải chỉ do nó tạo được sự thuận tiện hay không. Thương hiệu của bạn sẽ được nhớ đến khi thời điểm để mua hàng đã đến nếu như sản phẩm của bạn liên tục được nhìn thấy. Những sản phẩm này được nhìn thấy có thể qua các trang báo, các triển lãm thương mại, những mẩu thư điện tử trực tiếp hay những bài báo có vị trí "đẹp", thậm chí là trên đài hay truyền hình nếu như nó phù hợp với thị trường của bạn. Có vài sản phẩm được bán theo mùa. Mặc dù phạm vi giữa mùa "xấu nhất" và mùa "đẹp nhất" hiếm khi hơn 20%, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không nên biết về nó. Và bạn nên thường xuyên có mặt ở những buổi họp chợ thương mại.
(Trích Power Direct Marketing)

12. Mẹo tiếp thị để ghi nhớ thông tin (Phần 2)
Để tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ thành công, trước tiên bạn phải hiểu được vị trí của công ty bạn trong mối quan hệ với đối tác. Cần phải biết làm thế nào để công ty, sản phẩm hay dịch vụ của bạn được khách hàng tiếp nhận. Hình ảnh rất quan trọng trong trí nhớ người tiêu dùng. Hãy quyết định xem bạn muốn biết về giá thành hạ thấp, sự lựa chọn không giới hạn, đường dây dịch vụ khách hàng hàng đầu hay chất lượng hàng hoá cao nhất. Sau đó hãy xếp đặt vị trí kinh doanh và chiến lược kinh doanh của bạn hợp lý. Đừng cố gắng trở thành mọi thứ đối với khách hàng, hãy xác định nhu cầu khách hàng và mục tiêu của họ. Khi việc kinh doanh của bạn đang phát triển, hãy chuẩn bị chiến lược cho kế hoạch tiếp thị để xem xét lại tất cả những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tập trung vào những mục tiêu tiếp thị cụ thể, làm thế nào để đạt được kết quả và con đường hoạt động thích hợp.

13. Lời khuyên của một doanh nghiệp thành công (Jennifer Kushell)
Bạn đang lập kế hoạch cho việc kinh doanh mới? Dưới đây là một vài điều mà bạn nên cân nhắc trước khi mạo hiểm và chi tiền.
- Tìm ra ngách hở của thị trường. Điều gì làm bạn trở nên duy nhất và bạn khác với mọi người như thế nào?
- Luôn hứa ít, làm nhiều.
- Chọn khu vực quan tâm cẩn thận, xem xét khả năng lớn nhất của bạn, nguồn nhân lực hiện có và những yếu kém.
(Trích Costco Connection)

14. Chương trình trung thành của bạn nằm trên một lối mòn cũ?
Mục đích chương trình trung thành của bạn là để thiết lập các mối quan hệ dài hạn với các khách hàng để họ tham gia vào chương trình vì họ sẽ là những người bạn đáng tin cậy. Những chương trình trung thành mới sẽ phát triển một cách vững chắc hơn 2 năm đầu tiên, trong khi đó một chương trình hoàn thiện sẽ tạo ra các yêu cầu với tỉ lệ hàng tháng là 4-5%. Khi sự tham dự bắt đầu xuống dốc, nguyên nhân thông thường nhất là sự mất tập trung vào việc sáng tạo chương trình. Một nguyên nhân thông thường nữa là chương trình hoàn thành sớm nên dễ đi vào lối mòn cũ giống như trước. Cả hai sai lầm này đều sửa chữa được chỉ cần với một chút năng lực sáng tạo. Đơn giản hãy đặt mục tiêu của bạn như sự sáng tạo vài yếu tố bất ngờ - được đề nghị thêm cho ít nhất một phần của mỗi nhân viên dựa trên cơ sở mỗi quý. Đáng ngạc nhiên là, có vài sự khác nhau trong phong cách và thực chất của mỗi việc bạn làm. Nếu khoản sinh lợi trên vốn đầu tư bắt đầu tuột dốc, hãy khắc phục lại cơ cấu lợi nhuận bằng cách "mở to mắt và nghe thật nhiều". Hãy nói chuyện với các thành viên. Yêu cầu họ nói những gì họ cảm thấy thích hay không thích về chương trình, và họ mong muốn được công nhận và được nhận những phần thưởng nào?
(Trích từ DM News)

15. Sản phẩm dựa trên sự tập trung khách hàng (Donald R. Libbey)
Bắt đầu đánh giá tất cả mọi sự phát triển sản phẩm, mở rộng sản phẩm, phụ kiện sản phẩm, các hoạt động xem xét sản phẩm trong điều kiện mua bán của khách hàng thực tế mà những hoạt động này tạo ra. Nếu bạn đang phát triển sản phẩm của bạn mà không cần bất cần bất cứ một liên kết chính xác nào đến tiềm năng mua bán của khách hàng, vậy thi tại sao nạn lại tốn thời gian, trí lực, công sức và cả nguồn lực để phát triển những sản phẩm mà bạn không đảm bảo được khách hàng có muốn hay không? Một sản phẩm chỉ là một sản phẩm khi khách hàng đang cố chen nhau để mua nó; và sau đó nó chỉ còn là sự rủi ro. Mọi hoạt động phát triển sản phẩm đều phải bắt đầu và kết thúc bằng kinh nghiệm sống của khách hàng, đầu vào, và hỗ trợ thiết kế. Bạn không thể bắt đầu thậm chí là suy nghĩ về sản phẩm mới cho đến khi cơ sở khách hàng của bạn nói cho bạn biết sản phẩm là gì, nó được đặt ở vị trí nào, giá cả, đóng gói, và vận chuyển ra sao?
(Trích từ Libey on Customers)

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2009

Quy tắc của marketing trong kinh doanh

Tiếp thị có lẽ là phần hoạt động quan trọng nhất trong kinh doanh bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp lên lợi nhuận và doanh thu. Các doanh nghiệp lớn nắm bắt được nguyên tắc của marketing trong kinh doanh sẽ biết sử dụng các phòng ban và nhân viên vào mục đích tiếp thị riêng biệt.

- Một điều quan trọng cần phải nhận biết được đó là tiếp thị không thể tách rời khỏi những phần còn lại của việc kinh doanh. Chẳng hạn như:

- Bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp cần phải làm việc chặt chẽ với các hoạt động khác, nghiên cứu và phát triển, tài chính và nguồn nhân lực để kiểm tra kế hoạch của họ là có thể.

- Các hoạt động sẽ cần phải sử dụng đến phần dự đoán doanh thu của phòng tiếp thị để lên kế hoạch cho nhiệm vụ sản xuất của họ.

- Các bản dự đoán doanh thu sẽ là một phần rất quan trọng để bộ phận tài chính dự đoán ngân sách cũng như triển khai lao động cho phòng nhân sự.

- Phòng nghiên cứu và phát triển sẽ làm việc chặt chẽ với phòng tiếp thị để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và kiểm tra kết quả đầu ra của phòng nghiên cứu và phát triển.

- Tiếp thị sẽ thúc đẩy nhận thức. Không có nhận thức sẽ không có khách hàng. Không có khách hàng sẽ không có kinh doanh.
Tiếp thị không tự nó kết thúc. Nó cũng không phải là độc quyền của một đơn vị quản lý kinh doanh nào.

- Tiếp thị phải phục vụ cho không chỉ doanh nghiệp mà còn cho các mục tiêu xã hội. Nó phải hoạt động trong mối liên quan đến sự quan tâm công chúng rộng rãi. Với tiếp thị, nó không kết thúc ở các giao dịch mua bán mà trách nhiệm của nó là mở rộng vượt ra ngoài ranh giới chính của doanh nghiệp.

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009

Nghề bán hàng và tiếp thị trong kinh doanh ^_^


Mặc dù có sự tách biệt để nâng cao tính chuyên nghiệp, thực chất, marketing và sales có chung mục tiêu là giải quyết đầu ra của một doanh nghiệp. Bộ phận bán hàng chủ yếu tác động vào người bán hay khách hàng (customer) để tạo ra sức đẩy (push), còn dân làm thị trường tác động chủ yếu vào người tiêu dùng (consumer) để tạo ra sức kéo (pull).

Tiếp thị và bán hàng - cả hai đều quan trọng trong kinh doanh.
Hiểu theo tự điển, marketing là “làm thị trường”, còn sales là “bán”. Làm thị trường là thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị, quảng cáo… để khách hàng biết đến sản phẩm (hay dịch vụ) và thương hiệu của doanh nghiệp. Còn bán hàng được hiểu nôm na là đem tiền về cho công ty. Dân sales phải làm sao để thuyết phục khách hàng mua càng nhiều hàng hóa càng tốt. Bán hàng và tiếp thị trong kinh doanh đều rất quan trọng và cần phái được phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng.

MỖI BỘ PHẬN, MỖI NHIỆM VỤ KHÁC NHAU
Người làm marketing (marketer) không phải chờ đến khi có sản phẩm mới bắt đầu lên chiến lược.
Trước khi sản xuất, họ phải xác định loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả ra sao…Tiếp đó, các marketer phải theo dõi quá trình sản xuất , tức là giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế.
Cuối cùng, sau khi hoàn thành sản phẩm, bằng mọi nỗ lực và sáng tạo, người làm thị trường đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, giao tế đối ngoại (PR), tiếp thị trực tiếp…được tung ra hết sức rầm rộ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng nhất.
Đến giai đoạn cuối này, các sales mới bắt đầu vào cuộc. Có thể nói, bộ phận bán hàng là lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu doanh thu của công ty. Dựa trên những chiến lược đã được marketer vạch ra, những người làm công tác kinh doanh sẽ sử dụng “lời đường mật” và các “chiêu bài”… để bán được thật nhiều hàng, đem tiền về cho công ty.
Ở giai đoạn này, nếu không có bộ phận sales, dân marketing không thể biến ý tưởng thành hiện thực. Hàng không đến được tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp càng không thể chuyển hàng hóa thành tiền để thu được lợi nhuận. Thông qua lực lượng bán hàng, các kế hoạch của bộ phận marketing mới “nên da nên thịt” và thu về kết quả như mong muốn.

MÂU THUẪN GIỮA HAI “ĐỨA CON CHIẾN LƯỢC”
Mặc dù có chung mục tiêu là cùng bắt tay mang lợi nhuận cho công ty, nhưng hai bộ phận này thường có những mâu thuẫn: Phe nào cũng cho mình quan trọng hơn.
Marketing nghĩ rằng mình là thủ lĩnh, vạch ra đường lối, chiến lược lâu dài cho toàn công ty. Họ nghĩ rằng dân sales chỉ là “những kẻ lắm lời”, bán hàng làm sao cho đủ chỉ tiêu, chẳng cần động não gì nhiều.
Trong khi đó, những người đi bán hàng lại cho rằng họ đem tiền về nuôi cả công ty. Không có họ, tiền đổ vào các chiến dịch marketing chỉ tổ lãng phí. Phe làm thị trường chỉ ngồi đợi thành công của thương hiệu từ “gian khổ” của dân sales.
Công ty càng ở đỉnh cao thành công hay thất bại, mâu thuẫn này càng rõ rệt.
Nếu thành công, phe sales cho rằng mình mang về nhiều tiền, marketing cho rằng chiến lược của bộ phận mình tuyệt vời. Khi thất bại, “anh” bán hàng chê chiến lược marketing không thu hút người tiêu dùng, “anh” làm thị trường lại nói vì dân bán hàng yếu kém khâu thuyết phục khách hàng…

BẮT TAY HỢP TÁC LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT
Theo Philip Kotler, nhà marketing nổi tiếng của Mỹ, “Marketing là hoạt động của con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua các tiến trình trao đổi (mua-bán)”.
Như vậy, bán hàng chỉ là một bộ phận của làm thị trường. Chính marketing có tầm nhìn rộng và bao quát hơn, đóng vai trò thủ lĩnh. Sales cần phải đi theo con đường marketing vạch sẵn.
Xét về mặt tổng thể, cả hai cần hỗ trợ nhau tối đa. Marketing tốt giúp bán hàng nhanh hơn. Bán hàng giỏi thì chiến lược tiếp thị càng hiệu quả. Hai bộ phận càng “teamwork”, thương hiệu càng đứng vững.