Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2009

Tiếp thị trực tuyến website của bạn


Một trong những cách tiếp thị hiệu quả nhất cho website trực tuyến của bạn là thông qua việc mua bán trực tuyến hoặc số lượt truy cập trang web của bạn. Theo quan sát được, mọi người mọi người thường mua từ những trang web mà họ có thói quen truy cập. Do vậy, việc mua những trang web từ các công ty quảng cáo sẽ làm hiển thị trang web của bạn một cách ngẫu nhiên trong mạng lưới các website đến các trang web khác mà mọi người thường xuyên ghé thăm.

Những trang web này có thể đạt được mục đích khá cao dựa trên lựa chọn của bạn và tính chất việc kinh doanh của bạn.

Một trong những công ty quảng cáo uy tín nhất mà tôi biết là KwichMarketing. Họ sẽ giúp bạn kiểm soát toàn bộ chiến dịch quảng cáo của bạn. Bạn thậm chí có thể thay đổi tần số các trang web của bạn bất cứ lúc nào bạn muốn. Để biết thêm chi tiết, bạn có thể truy cập vào trang web của họ: << URL Snipped >>

SEO cũng có thể được sử dụng trong tiếp thị trực tuyến, mặc dù nó có thể là một "trò chơi đắt tiền" cho sự lựa chọn của bạn, tuỳ thuộc vào tính chất cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh của bạn.

Để biết thêm về SEO bạn có thể truy cập trang web: www.semleader.vn Trang web này là của một công ty chuyên về lĩnh vực SEO. Bạn có thể tham khảo được một số thông tin khá cần thiết để quảng bá cho website của bạn tại trang web này.

Thứ Ba, 24 tháng 3, 2009

Quảng cáo - Ưu điểm và nhược điểm


Quảng cáo là tên gọi của một quá trình xúc tiến thương mại các sản phẩm và dịch vụ nhằm gia tăng lợi nhuận.

Quảng cáo có thể được làm thông qua một số phương tiện truyền thông như: truyền hình, báo, quảng cáo sơn trên tường, bảng thông báo, tạp chí, Internet, truyền miệng và nhiều cách khác.

Quảng cáo thông báo tới người mua về giá trị của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trên thị trường và khuyến khích họ mua chúng. Mục tiêu chính của quảng cáo là:

- Làm gia tăng lượng sử dụng một sản phẩm nào đó, từ đó sẽ nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn.
- Tạo ra nguồn khách hàng mới và gia tăng ảnh hưởng của thương hiệu.
- Nhận được sự phản hồi của khách hàng về một sản phẩm nào đó.
- Giới thiệu về một sản phẩm mới hay một sản phẩm thay thế cho những sản phẩm cũ.

Quảng cáo có số lượng sử dụng. Ngoài việc chiêu thị các sản phẩm thương mại, quảng cáo còn có thể được sử dụng để giáo dục và thúc đẩy nhận thức của công chúng về những sản phẩm phi thương mại như: AIDS, nạn phá rừng, kế hoạch hoá gia đình, ... Đó là phương tiện truyền thông mạnh nhất có khả năng ảnh hưởng đến đông đảo quần chúng. Ngày nay chúng ta dễ dàng tìm thấy rất nhiều quảng cáo trên Internet. Có nhiều quảng cáo ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau rất thành công trong việc kết nối người sử dụng với những thông tin mà họ yêu cầu. Để ngăn chặn sự thương mại hoá hoàn toàn truyền thông thương mại điện tử, một số nước đã buộc các phát thanh viên phải thể hiện những quảng cáo liên quan đến sự quan tâm của khách hàng. Những loại quảng cáo phổ biến này giáo dục mọi người về đất nước của họ, về đạo đức và xã hội.

Tuy nhiên quảng cáo cũng có mặt trái của nó. Ảnh hưởng của quảng cáo được gây ra là do quảng cáo phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của cá nhân hoặc những gì mà anh ta đã trải qua. Với một số trường hợp, trẻ em sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những tác động xấu trong quảng cáo. Mọi người cũng tỏ ra bất bình bởi việc gia tăng lượng tiêu thụ các chất có cồn và thuốc lá sau khi xem quảng cáo. Quá nhiều quảng cáo đã trở thành sự phiền toái trong các thành phố lớn. Các nhà sản xuất dễ dàng tạo ra những ảnh hưởng xấu về bất cứ sản phẩm nào và dễ dàng gây ảnh hưởng lên ý thức của mọi người. Để đối phó với vấn đề này, nhiều công ty đã bị yêu cầu rút lại những phần sai và gây tác động xấu trong phần quảng cáo của họ buộc phải bồi thường cho những lỗi sai đó.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2009

Ưu điểm và nhược điểm của một công ty quảng cáo


Ưu điểm và nhược điểm gì khi sử dụng các công ty quảng cáo để quảng bá sản phẩm và dịch vụ

Ưu điểm:

Thứ nhất, rõ ràng họ biết nhiều hơn về bạn khi bắt đầu quảng cáo và chiêu thị sản phẩm.

Thứ hai, họ có thể cho bạn nhiều hơn bạn những gì mà bạn cung cấp.

Thứ ba, họ có các thiết bị mà nếu bạn mua bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều chi phí.

Thứ tư, họ sẽ làm tất cả mọi việc, và tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe, góp ý kiến và trả tiền.

Thứ năm, họ có các nhân viên có chuyên môn.

Nhược điểm:


Thứ nhất, mỗi công ty quảng cáo đều có một phong cách chung nhất định, điều này khiến cho phong cách quảng bá sản phẩm của bạn có vẻ như khá giống với những gì mà họ đã làm trước đây.

Thứ hai, công ty quảng cáo nói chung thường đòi hỏi chi phí rất rất tốn kém.

Kết luận: Hãy nghĩ cho kỹ trước khi tìm đến một công ty quảng cáo hay công ty tiếp thị nào đó. ^_^

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2009

Bài học tránh sai lầm từ hình thức bán hàng đa cấp


Có bao giờ bạn ngạc nhiên tự hỏi tại sao những chiến lược tiếp thị hệ thống của bạn dường như không hề hoạt động? Bạn đã từng đọc những quyển sách sau những quyển sách, những bài báo sau những bài báo, hay thậm chí là tham gia vào những buổi hội thảo nói cho bạn biết tất cả về "những bí mật lớn" của ngành công nghiệp. Vậy tại sao bạn lại cảm thấy như thể bạn đang bơm tiền vào những thứ chẳng mang lại lợi nhuận gì cho bạn?
Lý do tại sao hầu hết mọi người đều gặp sai lầm với mạng lưới tiếp thị của họ là bởi vì họ không thực sự hiểu ngành công nghiệp đang hoạt động như thế nào. Họ tạo ra những sai lầm rất một cách đơn giản và đưa ra những quyết định ngây thơ. Thông thường, họ phạm phải những sai lầm này là do một số công ty đã cuốn họ theo bằng cách tạo ra một loạt những lời nói dối và những lời hứa huyễn hoặc. Mọi người phạm sai lầm là bởi họ không thật sự hiểu mạng lưới tiếp thị nào cần phải tập trung vào.

Bạn có biết 95% mọi người tham gia vào mạng lưới internet lại chẳng có một chút kinh nghiệm nào về sales không? Điều này kéo theo một số khó khăn đáng sợ khi mạng lưới marketing bao gồm cả sales, bán hàng, bất chấp cả những gì mà một số công ty kinh doanh đa cấp (MLM Company = Multi Lavel Marketing Company) có thể nói cho bạn để kéo bạn nhập cuộc. Đây là một trong những sai lầm lớn nhất của những người làm mạng lưới tiếp thị. Họ nghĩ rằng sản phẩm sẽ "tự bán" được trong khi họ chỉ cần ngồi yên một cách thoải mái và đếm lợi nhuận.

Một sai lầm thường gặp khác là bạn nghĩ bạn sẽ có khả năng bán sản phẩm đó cho bạn bè hay gia đình. Rất nhiều mạng lưới tiếp thị hay chương trình bán hàng đa cấp khuyến khích bạn chia sẻ những cơ hội lớn với bạn bè và gia đình khi mà trên thực tế, bạn bè và gia đình của bạn có thể thậm chí không muốn và cũng chẳng thích sản phẩm này. Nếu bạn làm sales, nó sẽ chỉ làm mọi người cảm thấy bắt buộc phải giúp đỡ bạn, hoặc người ta tội nghiệp bạn. Không nên khuyến khích gia đình và bạn bè làm giàu cho bạn từ hình thức bán hàng đa cấp. Thậm chí có thể họ đủ tốt để mua sản phẩm của bạn, bạn cũng chẳng có khả năng trở thành triệu phú nhờ nó.

Hàng triệu người nhảy vào kinh doanh bán hàng đa cấp hay đào tạo mạng lưới tiếp thị nhưng rất ít người thành công trong lĩnh vực này. Tại sao tỉ lệ những người hưởng ứng những chương trình và cơ hội như vậy vẫn còn? Lý do lớn nhất là bởi vì mọi người bước vào kinh doanh với một hi vọng và sự trông chờ sai lầm. Đó chính là một thủ đoạn kinh điển. Bạn sẽ nhận được rất nhiều lời hứa trong khi bắt đầu xem có những cơ hội lớn nào. Bạn không cần bất cứ một kinh nghiệm nào và bạn sẽ giàu lên một cách nhanh chóng. Khi bạn bắt đầu chương trình này, bạn sẽ khám phá ra một sự thật từ lâu và trong một số trường hợp thì nó hoàn toàn là bịa đặt.

Thành công của bán hàng đa cấp thực sự đến từ đào tạo bán hàng đa cấp, kinh nghiệm, sự tin tưởng, thậm chí là thực hành. Bạn có thể sống tốt nhờ nó không? Chắc chắn bạn có thể. Bạn có thể thành công và giàu nhanh chóng? Sớm muộn gì thì bạn cũng có thể. Nhưng bạn đừng mong chờ vào thành công kỳ diệu chỉ trong một đêm. Và bạn đừng nghĩ rằng bạn có thể đạt được điều này mà không cần làm bất cứ việc gì. Nếu mạng lưới tiếp thị quá đơn giản đến mức bất cứ ai cũng có thể làm được và sản phẩm có thể tự bán, vậy thì tại sao chúng ta vẫn chưa phải là những nhà triệu phú?

Khi bạn học được những sai lầm trong tiếp thị từ mạng lưới tiếp thị, tiếp thị đa cấp dựa trên mạng lưới doanh nghiệp, bạn có thể tránh được những sai lầm liều lĩnh trong mạng lưới tiếp thị của bạn.

Nguồn: http://articlesonblogging.com

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

Chiến lược tiếp thị trực tiếp (Phần III)

11. Thường xuyên đến nơi họp chợ (Ray Jutkins)
Bạn nên thường xuyên đến những nơi họp chợ, liên tục và liên tục. Không nhất thiết phải theo một số lượng nào đó mỗi tháng, mỗi năm, mà điều quan trọng là phải liên tục. Mọi thứ đều tạo nên cảm giác - không phải chỉ do nó tạo được sự thuận tiện hay không. Thương hiệu của bạn sẽ được nhớ đến khi thời điểm để mua hàng đã đến nếu như sản phẩm của bạn liên tục được nhìn thấy. Những sản phẩm này được nhìn thấy có thể qua các trang báo, các triển lãm thương mại, những mẩu thư điện tử trực tiếp hay những bài báo có vị trí "đẹp", thậm chí là trên đài hay truyền hình nếu như nó phù hợp với thị trường của bạn. Có vài sản phẩm được bán theo mùa. Mặc dù phạm vi giữa mùa "xấu nhất" và mùa "đẹp nhất" hiếm khi hơn 20%, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không nên biết về nó. Và bạn nên thường xuyên có mặt ở những buổi họp chợ thương mại.
(Trích Power Direct Marketing)

12. Mẹo tiếp thị để ghi nhớ thông tin (Phần 2)
Để tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ thành công, trước tiên bạn phải hiểu được vị trí của công ty bạn trong mối quan hệ với đối tác. Cần phải biết làm thế nào để công ty, sản phẩm hay dịch vụ của bạn được khách hàng tiếp nhận. Hình ảnh rất quan trọng trong trí nhớ người tiêu dùng. Hãy quyết định xem bạn muốn biết về giá thành hạ thấp, sự lựa chọn không giới hạn, đường dây dịch vụ khách hàng hàng đầu hay chất lượng hàng hoá cao nhất. Sau đó hãy xếp đặt vị trí kinh doanh và chiến lược kinh doanh của bạn hợp lý. Đừng cố gắng trở thành mọi thứ đối với khách hàng, hãy xác định nhu cầu khách hàng và mục tiêu của họ. Khi việc kinh doanh của bạn đang phát triển, hãy chuẩn bị chiến lược cho kế hoạch tiếp thị để xem xét lại tất cả những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Tập trung vào những mục tiêu tiếp thị cụ thể, làm thế nào để đạt được kết quả và con đường hoạt động thích hợp.

13. Lời khuyên của một doanh nghiệp thành công (Jennifer Kushell)
Bạn đang lập kế hoạch cho việc kinh doanh mới? Dưới đây là một vài điều mà bạn nên cân nhắc trước khi mạo hiểm và chi tiền.
- Tìm ra ngách hở của thị trường. Điều gì làm bạn trở nên duy nhất và bạn khác với mọi người như thế nào?
- Luôn hứa ít, làm nhiều.
- Chọn khu vực quan tâm cẩn thận, xem xét khả năng lớn nhất của bạn, nguồn nhân lực hiện có và những yếu kém.
(Trích Costco Connection)

14. Chương trình trung thành của bạn nằm trên một lối mòn cũ?
Mục đích chương trình trung thành của bạn là để thiết lập các mối quan hệ dài hạn với các khách hàng để họ tham gia vào chương trình vì họ sẽ là những người bạn đáng tin cậy. Những chương trình trung thành mới sẽ phát triển một cách vững chắc hơn 2 năm đầu tiên, trong khi đó một chương trình hoàn thiện sẽ tạo ra các yêu cầu với tỉ lệ hàng tháng là 4-5%. Khi sự tham dự bắt đầu xuống dốc, nguyên nhân thông thường nhất là sự mất tập trung vào việc sáng tạo chương trình. Một nguyên nhân thông thường nữa là chương trình hoàn thành sớm nên dễ đi vào lối mòn cũ giống như trước. Cả hai sai lầm này đều sửa chữa được chỉ cần với một chút năng lực sáng tạo. Đơn giản hãy đặt mục tiêu của bạn như sự sáng tạo vài yếu tố bất ngờ - được đề nghị thêm cho ít nhất một phần của mỗi nhân viên dựa trên cơ sở mỗi quý. Đáng ngạc nhiên là, có vài sự khác nhau trong phong cách và thực chất của mỗi việc bạn làm. Nếu khoản sinh lợi trên vốn đầu tư bắt đầu tuột dốc, hãy khắc phục lại cơ cấu lợi nhuận bằng cách "mở to mắt và nghe thật nhiều". Hãy nói chuyện với các thành viên. Yêu cầu họ nói những gì họ cảm thấy thích hay không thích về chương trình, và họ mong muốn được công nhận và được nhận những phần thưởng nào?
(Trích từ DM News)

15. Sản phẩm dựa trên sự tập trung khách hàng (Donald R. Libbey)
Bắt đầu đánh giá tất cả mọi sự phát triển sản phẩm, mở rộng sản phẩm, phụ kiện sản phẩm, các hoạt động xem xét sản phẩm trong điều kiện mua bán của khách hàng thực tế mà những hoạt động này tạo ra. Nếu bạn đang phát triển sản phẩm của bạn mà không cần bất cần bất cứ một liên kết chính xác nào đến tiềm năng mua bán của khách hàng, vậy thi tại sao nạn lại tốn thời gian, trí lực, công sức và cả nguồn lực để phát triển những sản phẩm mà bạn không đảm bảo được khách hàng có muốn hay không? Một sản phẩm chỉ là một sản phẩm khi khách hàng đang cố chen nhau để mua nó; và sau đó nó chỉ còn là sự rủi ro. Mọi hoạt động phát triển sản phẩm đều phải bắt đầu và kết thúc bằng kinh nghiệm sống của khách hàng, đầu vào, và hỗ trợ thiết kế. Bạn không thể bắt đầu thậm chí là suy nghĩ về sản phẩm mới cho đến khi cơ sở khách hàng của bạn nói cho bạn biết sản phẩm là gì, nó được đặt ở vị trí nào, giá cả, đóng gói, và vận chuyển ra sao?
(Trích từ Libey on Customers)

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2009

Quy tắc của marketing trong kinh doanh

Tiếp thị có lẽ là phần hoạt động quan trọng nhất trong kinh doanh bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp lên lợi nhuận và doanh thu. Các doanh nghiệp lớn nắm bắt được nguyên tắc của marketing trong kinh doanh sẽ biết sử dụng các phòng ban và nhân viên vào mục đích tiếp thị riêng biệt.

- Một điều quan trọng cần phải nhận biết được đó là tiếp thị không thể tách rời khỏi những phần còn lại của việc kinh doanh. Chẳng hạn như:

- Bộ phận tiếp thị của doanh nghiệp cần phải làm việc chặt chẽ với các hoạt động khác, nghiên cứu và phát triển, tài chính và nguồn nhân lực để kiểm tra kế hoạch của họ là có thể.

- Các hoạt động sẽ cần phải sử dụng đến phần dự đoán doanh thu của phòng tiếp thị để lên kế hoạch cho nhiệm vụ sản xuất của họ.

- Các bản dự đoán doanh thu sẽ là một phần rất quan trọng để bộ phận tài chính dự đoán ngân sách cũng như triển khai lao động cho phòng nhân sự.

- Phòng nghiên cứu và phát triển sẽ làm việc chặt chẽ với phòng tiếp thị để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và kiểm tra kết quả đầu ra của phòng nghiên cứu và phát triển.

- Tiếp thị sẽ thúc đẩy nhận thức. Không có nhận thức sẽ không có khách hàng. Không có khách hàng sẽ không có kinh doanh.
Tiếp thị không tự nó kết thúc. Nó cũng không phải là độc quyền của một đơn vị quản lý kinh doanh nào.

- Tiếp thị phải phục vụ cho không chỉ doanh nghiệp mà còn cho các mục tiêu xã hội. Nó phải hoạt động trong mối liên quan đến sự quan tâm công chúng rộng rãi. Với tiếp thị, nó không kết thúc ở các giao dịch mua bán mà trách nhiệm của nó là mở rộng vượt ra ngoài ranh giới chính của doanh nghiệp.

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2009

Nghề bán hàng và tiếp thị trong kinh doanh ^_^


Mặc dù có sự tách biệt để nâng cao tính chuyên nghiệp, thực chất, marketing và sales có chung mục tiêu là giải quyết đầu ra của một doanh nghiệp. Bộ phận bán hàng chủ yếu tác động vào người bán hay khách hàng (customer) để tạo ra sức đẩy (push), còn dân làm thị trường tác động chủ yếu vào người tiêu dùng (consumer) để tạo ra sức kéo (pull).

Tiếp thị và bán hàng - cả hai đều quan trọng trong kinh doanh.
Hiểu theo tự điển, marketing là “làm thị trường”, còn sales là “bán”. Làm thị trường là thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị, quảng cáo… để khách hàng biết đến sản phẩm (hay dịch vụ) và thương hiệu của doanh nghiệp. Còn bán hàng được hiểu nôm na là đem tiền về cho công ty. Dân sales phải làm sao để thuyết phục khách hàng mua càng nhiều hàng hóa càng tốt. Bán hàng và tiếp thị trong kinh doanh đều rất quan trọng và cần phái được phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng.

MỖI BỘ PHẬN, MỖI NHIỆM VỤ KHÁC NHAU
Người làm marketing (marketer) không phải chờ đến khi có sản phẩm mới bắt đầu lên chiến lược.
Trước khi sản xuất, họ phải xác định loại hình sản phẩm, đối tượng khách hàng, giá cả ra sao…Tiếp đó, các marketer phải theo dõi quá trình sản xuất , tức là giai đoạn biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế.
Cuối cùng, sau khi hoàn thành sản phẩm, bằng mọi nỗ lực và sáng tạo, người làm thị trường đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các chương trình quảng cáo, khuyến mãi, giao tế đối ngoại (PR), tiếp thị trực tiếp…được tung ra hết sức rầm rộ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm và thương hiệu của mình. Vì thế, đây là giai đoạn quan trọng nhất.
Đến giai đoạn cuối này, các sales mới bắt đầu vào cuộc. Có thể nói, bộ phận bán hàng là lực lượng tác nghiệp cực kỳ quan trọng để thực hiện mục tiêu doanh thu của công ty. Dựa trên những chiến lược đã được marketer vạch ra, những người làm công tác kinh doanh sẽ sử dụng “lời đường mật” và các “chiêu bài”… để bán được thật nhiều hàng, đem tiền về cho công ty.
Ở giai đoạn này, nếu không có bộ phận sales, dân marketing không thể biến ý tưởng thành hiện thực. Hàng không đến được tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp càng không thể chuyển hàng hóa thành tiền để thu được lợi nhuận. Thông qua lực lượng bán hàng, các kế hoạch của bộ phận marketing mới “nên da nên thịt” và thu về kết quả như mong muốn.

MÂU THUẪN GIỮA HAI “ĐỨA CON CHIẾN LƯỢC”
Mặc dù có chung mục tiêu là cùng bắt tay mang lợi nhuận cho công ty, nhưng hai bộ phận này thường có những mâu thuẫn: Phe nào cũng cho mình quan trọng hơn.
Marketing nghĩ rằng mình là thủ lĩnh, vạch ra đường lối, chiến lược lâu dài cho toàn công ty. Họ nghĩ rằng dân sales chỉ là “những kẻ lắm lời”, bán hàng làm sao cho đủ chỉ tiêu, chẳng cần động não gì nhiều.
Trong khi đó, những người đi bán hàng lại cho rằng họ đem tiền về nuôi cả công ty. Không có họ, tiền đổ vào các chiến dịch marketing chỉ tổ lãng phí. Phe làm thị trường chỉ ngồi đợi thành công của thương hiệu từ “gian khổ” của dân sales.
Công ty càng ở đỉnh cao thành công hay thất bại, mâu thuẫn này càng rõ rệt.
Nếu thành công, phe sales cho rằng mình mang về nhiều tiền, marketing cho rằng chiến lược của bộ phận mình tuyệt vời. Khi thất bại, “anh” bán hàng chê chiến lược marketing không thu hút người tiêu dùng, “anh” làm thị trường lại nói vì dân bán hàng yếu kém khâu thuyết phục khách hàng…

BẮT TAY HỢP TÁC LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT
Theo Philip Kotler, nhà marketing nổi tiếng của Mỹ, “Marketing là hoạt động của con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua các tiến trình trao đổi (mua-bán)”.
Như vậy, bán hàng chỉ là một bộ phận của làm thị trường. Chính marketing có tầm nhìn rộng và bao quát hơn, đóng vai trò thủ lĩnh. Sales cần phải đi theo con đường marketing vạch sẵn.
Xét về mặt tổng thể, cả hai cần hỗ trợ nhau tối đa. Marketing tốt giúp bán hàng nhanh hơn. Bán hàng giỏi thì chiến lược tiếp thị càng hiệu quả. Hai bộ phận càng “teamwork”, thương hiệu càng đứng vững.

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2009

Chiến lược tiếp thị trực tiếp (Phần II)


6. Nguyên tắc co cụm (Ray Jutkins)
Các hồ sơ điều tra về nhân khẩu học và tâm lý người tiêu dùng cho thấy mọi người thường có xu hướng co cụm lại với nhau trong cùng một khu vực địa lý. Các công ty kinh doanh cũng tương tự như vậy. Hầu hết các cơ quan môi giới đều ở trong cùng một khu vực. Nhiều thành phố có hàng dãy nhà hàng, như là cả dáy ôtô vậy, và cả những cơ quan tài chính thậm chí cũng ở cùng một khu vực trong phạm vi khoảng 5 đơn vị bán kính. Bằng cách sử dụng các mã SIC, chọn lọc một cách cẩn thận để lựa chọn ra các nhân khẩu, khu vực địa lý, và thậm chí là cả tâm lý người tiêu dùng sẽ giúp bạn nhận biết được từng nhóm, từng cụm doanh nghiệp mà mục tiêu của bạn hướng đến. Quan trọng hơn là nó sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ lẻ và những doanh nghiệp lớn trong cùng một khu vực. Điều này chắc chắn giúp bạn lựa chọn được chính xác khách hàng mục tiêu.
(Trích từ Power Direct Marketing)

7. Chiến lược Các trang vàng
Hiển thị các quảng cáo trên Các trang vàng khác với hiển thị quảng cáo ở hầu hết những trang báo thông thường khác kể từ khi những trang quảng cáo thông thường này nằm trong tay khách hàng trong suốt cả một năm. Với lý do đó, cần phải cẩn trọng khi bắt đầu với một quảng cáo được hiển thị tương đối nhỏ. Nếu chi phí cho quảng cáo đó hiệu quả, hãy xem xét để mở rộng quảng cáo này vào năm sau. Còn nếu không hiệu quả, bạn có thể tin chỉnh lại quảng cáo ở mức khiêm tốn nhất. Tất cả những quảng cáo được hiển thị thành công - đặc biệt là phần hiển thị này nằm trong danh bạ điện thoại - nên nêu rõ lý do tại sao người đọc nên giao dịch với công ty của bạn. Lên danh sách những khoản lợi nhuận chính của việc lựa chọn công ty bạn, và hướng dẫn họ cách liên lạc với bạn: số điện thoại, web site, e-mail, hoặc Fax.
(Trích từ Bottom Line Business, tháng 11 năm 1999)

8. Thúc đẩy hình thức bán hàng B2B (Business to Business) của bạn (Dan Rieck).
Dưới đây là vài mẹo nhỏ giúp bạn ứng phó với những lá thư điện tử trục tiếp trao đổi giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp:

a) Gửi thư điện tử với tiêu đề công việc khác nhau. Ở những công ty lớn, các quyết định được đưa ra dựa trên nhiều cấp độ khác nhau, vì vậy bạn phải chứng minh được rằng mọi việc bạn làm là an toàn và mang lại lợi nhuận. Thử gửi đồng thời những lá thư điện tử với những tiêu đề khác nhau, hoặc có thể gửi những bản copy khác nhau đến các công ty ở những cấp độ khác nhau. Hoặc bạn có thể khuyến khích dọc theo những phần giống nhau

b) Cung cấp đầy đủ thông tin. Quyết định của các doanh nghiệp bao giờ cũng phải được xem xét trước. Đó là lý do tại sao việc cung cấp thông tin đầy đủ, chi tiết về tính năng sản phẩm lại quan trọng đến như vậy

c) Tránh xa những loại quảng cáo theo nhóm trông phản cảm. Một quảng cáo nên rõ ràng và có mục đích cụ thể. Đánh dấu những mục đích đó và lưu lại những hình ảnh hay ngôn ngữ "nóng" vào báo cáo hàng năm của bạn

(Trích từ DM News Web site, ngày 10 tháng 9 năm 1999)

9. Lợi nhuận dựa trên cơ sở lợi ích khách hàng
Bắt đầu đánh giá mọi mục tiêu chung, các chính sách hay chiến lược liên quan đến tổng số lợi nhuận hàng năm mà khách hàng sẽ nhận được. Nếu hoạt động này không trực tiếp mang lại lợi nhuận cho khách hàng, vậy thì tại sao bạn lại làm? Đây chính là một cách để đo xem liệu bạn nên làm những gì? Nếu việc tổ chức lại bộ phận nhân viên trực điện thoại mang lại lợi ích cho khách hàng, vậy thì hãy làm đi. Nhưng nếu nó chỉ mang lại lợi ích cho nhận thức nội bộ của các phòng ban thôi thì tại sao bạn lại lãng phí công sức, thời gian và cả nguồn tiềm lực quý báu vào hoạt động chẳng mang lại một chút lợi ích gì cho khách hàng cả. Hãy luôn tự hỏi, nếu Tôi là khách hàng, Tôi sẽ nhìn xem giá trị lợi ích thực của sản phẩm có đáng để Tôi đầu tư công sức và thời gian và tiền bạc hay không? Nếu vậy, nó có thể là một đại lộ để khám phá, nhưng nếu nó không đủ thuyết phục bạn thực hiện giao dịch mua bán, vậy thì chẳng có lý do gì khách hàng lại "bê" tiền của họ đến cả.
(Trích từ Libbey on Customers)

10. Mẹo tiếp thị để ghi nhớ thông tin.
Dưới đây là một số mẹo tiếp thị để ghi nhớ thông tin khi bạn cân nhắc đến việc đưa ra một chiến dịch mới

- Hầu hết các doanh nghiệp sẽ nhận 80% doanh thu từ 20% doanh thu của khách hàng của họ. Cần phải biết chính xác ai trong số 20% này là mục tiêu quảng cáo của bạn để phân loại.

- Nghiên cứu là một phần quan trọng của kế hoạch tiếp thị. Tận dụng khả năng của mình để trả lời những câu hỏi cho những ai là khách hàng triển vọng của bạn. Ở đâu, khi nào, và làm thế nào để họ trở thành người mua hàng tích cực của bạn?

- Khi việc kinh doanh của bạn phát triển, hãy chuẩn bị một chiến lược cho kế hoạch tiếp thị xem làm thế nào để sản phẩm và dịch vụ của bạn đáp ứng được dài hạn nhu cầu của khách hàng.

- Lợi thế của bạn tăng lên đáng kể nhờ sự phản ứng lại với các lá thư điện tử trực tiếp bao gồm cả địa chỉ, dấu bưu điện, bao bì và bưu phí

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

Chiến lược tiếp thị trực tiếp (Phần I)


Bạn đang lập một kế hoạch tiếp thị? Bạn không nên bỏ qua những lời khuyên này nếu bạn muốn hoàn thiện phương pháp tiếp thị của mình:

1. Giữ chân khách hàng bằng các dịch vụ khách hàng miễn chê của bạn
Các công ty thành công thường cung cấp một dịch vụ khách hàng chủ động. Dịch vụ khách hàng chủ động sẽ làm cho công việc kinh doanh của bạn tăng trưởng đáng kể cũng như thiết lập được sự trung thành của khách hàng. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ trong chiến lược tiếp thị để giữ chân khách hàng.
a) Hãy cùng kiểm tra:
Khách hàng thường đánh giá cao khi người bán hàng cùng kiểm tra mẫu sản phẩm mà khách hàng đã đề nghị mua.
b) Làm thêm một điều gì đó:
Những dịch vụ thông thường đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Những dịch vụ khách hàng lớn phải thể hiện được sự vượt trội. Hãy cung cấp cho khách hàng nhiều hơn là họ mong đợi và chắc chắn họ sẽ còn quay lại
c) Dẫn đầu sáng kiến:
Cung cấp một số giải pháp thông thường cho một vài trường hợp rắc rối của khách hàng. Trường hợp vứi cách này bạn không thể làm được, thì tốt nhất bạn nên có sẵn nhiều biện pháp khác để giải quyết những vấn đề nho nhỏ của họ. Qua đó, khách hàng sẽ biết bạn đang cố hết sức để giúp đỡ họ. Đảm bảo trong tương lai, những khách hàng đã từng được bạn giúp đỡ sẽ không ngần ngại khi chọn mua hàng của bạn, vì họ biết bạn chắc chắcn sẽ rất nhiệt tình giúp họ giải quyết một vài rắc rối nho nhỏ.
(Trích từ Bottom Line Business).

2. Lường trước được mọi việc (theo Denny Hatch & Don Jackson )
Hãy làm vui lòng khách hàng bằng việc biết được những gì mà họ đánh giá cao trước khi họ biết điều đó. Hãy lôi kéo khách hàng về phía bạn bằng cách cảnh báo một cách chính xác những chiến lược, khả năng dịch vụ khách hàng của các đối thủ cạnh tranh, và cuối cùng là đánh bại đối thủ của bạn. Chẳng có một nhà lãnh đạo hàng đầu thị trường nào lại thoả mãn với vị trí mà họ đang có trong giới kinh doanh. Hãy nhìn về phía trước và nghĩ xem trong tương lai khách hàng của bạn muốn gì? Sau đó hãy lập một chiến lược để cung cấp cho họ những thứ mà họ cần trước bất kỳ ai trên thị trường.
(Trích từ Tested Secrets of Direct Marketing Success).

3. Tại sao mọi người mua hàng của bạn?
Khi bạn bán một sản phẩm nào đó, nó không đơn giản chỉ là bạn biết được ai mua mà còn một điều nữa cũng rất quan trọng, đó là: tại sao họ mua sản phẩm của bạn? Điều gì thúc đẩy họ mua sản phẩm của bạn? Điều gì thúc đẩy họ mua sản phẩm của bạn chứ không phải là sản phẩm của công ty đối thủ của bạn? Và bạn sẽ phải làm gì để thúc đẩy khách hàng của bạn trong tương lai sẽ quay lại mua tiếp những sản phẩm của bạn? Hầu hết mọi giao dịch mua bán diễn ra đều rất tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Nếu bạn có một, hay tốt hơn nữa là hai hay ba, ... sản phẩm mũi nhọn trong số các sản phẩm của bạn thì tỉ lệ thành công của bạn trong tương lai sẽ tăng lên rất nhiều. Khi mọi người cảm thấy như là họ có thể tiết kiệm được tiền bạc, họ sẽ nghiêng về việc giao dịch mua bán ngay lập tức hơn là tạm thời để nó qua một bên và biết đâu cuối cùng họ lại quên mất nó thì sao. Điều này đặc biệt hiệu quả với những yêu cầu có thời gian hạn chế khi bắt đầu một hoạt động giao dịch mua bán trong khung thời gian đã định sẵn. Hãy chứng minh sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể giúp khách hàng của bạn tiết kiệm thời gian, hoạt động hiệu quả, cho phép họ thu hồi được nhiều hơn từ việc kinh doanh suốt cả ngày và bạn chắc chắn bạn sẽ là người chiến thắng. Hãy kết hợp cả việc mua những sản phẩm mũi nhọn thông qua những lời chào hàng giống nhau với việc xem xét bước nhảy của chiến dịch tiếp thị trực tiếp.

4. Hạn chế thời gian để kích thích khách hàng
Đưa ra một khoảng thời gian nhất định luôn có tác dụng biến những đối tượng "kiên nhẫn" và "luôn chờ đợi" trở thành khách hàng của bạn. Bởi vì từng giây thời gian chết qua đi một cách liên tục sẽ biến một người luôn do dự thành một người hành động. Nếu chỉ có một khoảng thời gian ngắn để tận dụng lợi thế của một cơ hội hiếm có - tin chắc bạn sẽ luôn có phản ứng lại với những cơ hội như vậy. Mọi người luôn làm một điều gì đó hơn là không làm cái gì cả. Thay vì chờ đợi cho đến khi cảm thấy tốt hơn, thuận tiện hơn, ... hay vì bất cứ lý do gì đó mà họ nghĩ ra ... họ chắc chắn sẽ đi mất. Trên thực tế việc đưa ra một khoảng thời gian giới hạn sẽ khiến cho khách hàng tương lai của bạn cảm thấy lo sợ sẽ đánh mất một cơ hội hiếm có nào đó. Và bạn cũng nên cung cấp cho họ lý do tại sao nên mua sản phẩm của bạn, và việc gò ép thời gian như vậy có thể chỉ là một động lực rất nhỏ mà bạn cần phài có để giữ chân khách hàng của bạn hơn là đưa ra những quyết định nhàm chán

5. Theo sát khách hàng (Jeffrey Dobkin).
Sai lầm lớn nhất trong tiếp thị là gì? Có đến 99% các công ty tiếp thị sản phẩm và dịch vụ phạm phải những lỗi sai trong tiếp thị. Sai lầm lớn nhất trong tiếp thị - không phải chỉ ở tiếp thị trực tiếp, mà ở mọi loại hình tiếp thị, và nó thường được tạo ra bởi chính những người đầu tư thời gian, tiền bạc, năng lượng, quảng cáo hay các chương trình hướng dẫn hoặc phát sinh. Khi họ nhận được thông điệp có khả năng cao, họ sẽ gửi đi những thông tin quảng cáo hay một lá thư. Và tốt nhất là họ sẽ gọi sau đó khoảng một tuần. Khi công việc bán hàng không được thực hiện ngay lúc đó, họ sẽ xếp nó sang một bên và họ cũng chẳng bao giờ gọi điện lại hay gửi đi một lá thư mời khác. Họ giả định rằng chiến dịch của họ không thành công. Có điều gì đó đã sai. Một lá thư hay một quảng cáo đơn lẻ không phải là một chiến dịch. Chiến dịch không phải là sự cố gắng đơn lẻ của bất cứ điều gì - tại sao bạn lại nghĩ họ gọi nó là chiến dịch? Chiến dịch là sự nỗ lực không ngừng nghỉ ... Sai lầm lớn nhất trong tiếp thị chính là tiếp thị mà không liên hệ với những khách hàng tiềm năng nhất, họ là những người đã bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn ngay sau lần gửi mail đầu tiên của bạn, và lần thứ hai là với những lá thư hay tài liệu tiếp thị bổ sung quyết định
(Trích từ: Uncommon Marketing Techniques)

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2009

Quảng bá thế nào để mở rộng thị trường du lịch Việt Nam?

Tôi lang thang và tìm hiểu về thị trường tiếp thị Việt Nam thấy có rất nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là trong việc mở rộng thị trường du lịch. Tại sao Việt Nam là một nước hiện là một trong những nước ít bị nền văn minh công nghiệp tàn phá nhất, là một đất nước có rất nhiều truyền thuyết vừa thiêng liêng vừa bí ẩn, là đất nước có nhiều danh thắng thiên nhiên vẫn còn giữ nguyên được vẻ đẹp hoang sơ đặc trưng của một đất nước miền nhiệt đới, ... nhưng lại có vẻ khá "chậm bước" trong việc thu hút các khách du lịch viếng thăm. Thu hút được đông đảo khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, chưa tính đến khoản doanh thu khổng lồ hàng năm thu về cho các doanh nghiệp và quỹ quốc gia mà tôi mới chỉ nói đến mặt giao lưu văn hoá, thì thu hút khách du lịch cũng chính là cách để các nước bạn trên thế giới biết đến Việt Nam cũng như con người nhiều hơn và cũng tạo cho chúng ta cơ hội để trao đổi và học hỏi. Đến khi đọc bài viết của tác giả Minh Lễ thì những bức xúc của tôi đã được giải đáp phần nào.

Quảng bá và tiếp thị du lịch Việt Nam- Đến “nói hay” cũng chưa làm được.


Mặc cho các quan chức của Tổng cục Du lịch Việt Nam luôn nói đến việc Việt Nam ngày càng được các khách quốc tế quan tâm, để ý, và việc quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới đang được làm rất tốt, sự thực vẫn ngược lại như vậy. Nói thẳng ra, công việc quảng bá du lịch Việt Nam, từ khâu ý tưởng, thực hiện đến mở rộng chào hàng ra thế giới đều chưa xứng tầm với sự kì vọng và khả năng mà chúng ta có thể làm được. Mặt khác, có bột mới gột nên hồ, khi mà ngay chính cơ sở hạ tầng dành cho du lịch còn thiếu, còn mạnh địa phương nào thì nơi đó làm, đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu tính chuyên nghiệp, thì việc quảng bá, dù cho hay đến mấy, cũng chỉ thừa, nếu không muốn nói là sẽ còn phản tác dụng. Các cụ vẫn chê những người “nói hay mà làm dở”, nhưng chúng ta, đến “nói hay” cũng chưa làm được.

Các bạn hãy để ý, gần đây liên tiếp những lễ hội, những festival được tổ chức khắp mọi nơi, những chương trình “Năm du lịch” đang diễn ra như một hội chứng ở khắp các tỉnh thành phố Việt Nam. Nếu chỉ nhìn vào tính hoành tráng của các buổi khai mạc được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình trung ương, chắc hẳn nhiều người không khỏi mừng vui cho du lịch nước nhà. Nhưng có bao giờ nhà đài phản ánh cái không khí sau ngày khai mạc? Có cơ quan, tổ chức nào thống kê xem có bao nhiêu lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam thông qua những sự kiện này? Có ai đặt câu hỏi: liệu rằng những chương trình như thế có thực sự đánh trúng tâm lý, thị hiếu du khách nước ngoài không? Có bao nhiêu công ty, tổ chức lữ hành trong và ngoài nước được thông báo đầy đủ về chương trình của các sự kiện như vậy, được hướng dẫn đầy đủ về ý nghĩa và tính hấp dẫn của chúng, hay chỉ là những thông báo chung chung theo kiểu: Có sự kiện này, năm du lịch ở nơi này, muốn biết thì đến rồi sẽ rõ? Và rồi hầu như tất cả đều rơi vào tình hình đa số chung của Việt Nam: đầu voi đuôi chuột.

Du lịch Việt Nam cần được phát triển có phối hợp.

Những điều này càng chứng tỏ tính thiếu thống nhất và một chiến lược rõ ràng, sự phối hợp của các tỉnh, thành phố nhằm tạo ra một mạng lưới du lịch chặt chẽ, tạo ra một bộ mặt du lịch của cả quốc gia. Dễ thấy tỉnh nào có thế mạnh gì thì làm du lịch, còn mặc kệ tỉnh khác, hoặc giả thấy tỉnh khác làm, tỉnh mình cũng không thể thua kém. Con gà tức nhau tiếng gáy. Nhưng hoàn toàn là ăn xổi, mà không hề đầu tư có tính toán, hỏi ý kiến của các chuyên gia hoạch định du lịch, các công ty lữ hành có kinh nghiệm, nên cuối cùng, chỉ bùng lên rồi lại nhanh chóng tắt, hoặc nếu không tắt thì cũng chỉ là sáng le lói. Câu chuyện còn đó: rừng Phong Nha, Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, lập tức tỉnh Quảng Bình ra sức quảng bá du lịch, dân cư nơi đây vội vã vay tiền mua thuyền tính chở khách đi chơi núi non sông nước. Nhưng làm một mà không tính hai, ba - không xây dựng khách sạn, không phát triển giao thông, không cơ sở vật chất phục vụ khách, khách lấy gì để nghỉ ngơi mà thăm thú. Vậy là được ít lâu, tới giờ cực kì ít khách đi thuyền, thuyền đắp chiếu, món nợ ngân hàng thì còn đó, lấy đâu trả. Quê toàn dân nghèo, cũng vì miếng cơm manh áo mà làm du lịch, những tưởng đổi đời. Tỉnh khuyến khích làm, vì chèo thuyền chở khách phải đóng thuế, tỉnh có thêm thu nhập, nhưng không có kế hoạch, không có chiến lược mà hướng dẫn dân làm, và bây giờ thì bỏ rơi. Tỉnh nghèo, dân nghèo, ánh sáng thay đổi vừa loé lên đã vụt tắt nhanh chóng. Buồn!

Những gian hàng du lịch Việt Nam hàng năm ở các hội chợ du lịch quốc tế lớn ở Đức, Pháp, Anh, Mỹ, lần nào cũng vậy: bé nhỏ, lại thường nằm trong các góc kẹt vì đăng kí trễ (lí do - thiếu kinh phí), trang trí sơ sài và nghèo nàn, ít có gì thay đổi. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ áo dài, nón lá, hoặc nếu không thì áo tứ thân, nón quai thao quan họ, nếu không phải âm nhạc từ đàn bầu, đàn t’rưng thì cũng lại là nhã nhạc cung đình Huế. Chẳng lẽ hàng ngàn năm văn hoá của đất nước, của mọi vùng miền trên Việt Nam chỉ quanh quẩn như vậy? Và thế là, hầu như gian hàng của Việt Nam không gây được sự chú ý đặc biệt của báo giới và công chúng nước ngoài. Có cảm giác như chúng ta tham dự gọi là góp mặt cho đủ, cho có, còn làm được đến đâu thì kệ. Chẳng lẽ mãi mãi chúng ta cứ đổ cho lí do thiếu tiền, thiếu thời gian chuẩn bị, thiếu người thực hiện... chẳng lẽ mãi mãi chúng ta cứ bằng lòng với tư cách quan sát viên, tham dự với mục đích học hỏi?

Du lịch Việt Nam cần được tiếp thị hiệu quả hơn.

Công bằng mà nhận xét, mỗi năm qua, chúng ta đều có sự tiến bộ, nhưng là tiến bộ so với chính mình, và trong khi ta tiến bộ 1, bạn bè tiến bộ 2, 3. Chúng ta chưa có được một bước tiến mang tính mạnh mẽ và đột phá, gây một ấn tượng ngoạn mục cho các công ty lữ hành lớn trên thế giới, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo.

Nếu để ý kĩ một chút, các bạn sẽ thấy slogan quảng bá du lịch Việt Nam đang sử dụng: “Vietnam – the hidden charm”, có nghĩa là “Việt Nam, sự quyến rũ/vẻ đẹp tiềm ẩn”, phản ánh cực chính xác thực trạng du lịch nước nhà hiện nay. Việt Nam đẹp như một cô gái hấp dẫn – rõ rồi, nhưng thời nay, một cô gái đẹp phải phô bày vẻ đẹp của rmình ra ngoài thì các chàng trai mới biết mà tìm đến ngỏ lời. Chứ cô gái dù đẹp đến mấy mà cứ ru rú trong nhà, hay quàng khăn che mạng kín mít thì có nói đến 1000 lần là “Tôi rất đẹp” cũng chả mấy ai tin, mấy ai để ý vì có ai biết cô ấy đẹp thế nào đâu? Đừng có nghĩ rằng cứ đến khám phá đi rồi sẽ biết tôi đẹp thế nào. Thời buổi công nghiệp, từng phút như vàng, không có ấn tượng đầu tiên tốt, rất khó để người ta mất thêm thời gian tìm hiểu. Vậy thì chúng ta còn khiêm tốn đến bao giờ? Trong kinh doanh, chỉ có chuyện thắng thua, được mất, không có chỗ cho sự nhường nhịn, khiêm tốn. Làm như thế, chỉ tự hại mình, và quả thực chúng ta đang lãnh chịu hậu quả từ cái tư duy Á Đông lỗi thời như thế.

Chiến lược không chỉ là logo và quảng cáo.

Tôi nhìn vào các logo và slogan của các nước khác mà tôi thèm, họ tự tin quá: Malaysia - Truly Asia (Malaysia thật sự Châu Á), Uniquely Singapore (Độc đáo duy nhất Singapore), Incredible India (Kinh ngạc Ấn Độ) ... Giữa một loạt các slogan ấn tượng như thế, Việt Nam mất hút và nhàn nhạt trong mắt du khách nước ngoài (đó là tôi còn không muốn nói đến cái slogan và logo cực kì “củ chuối” trong quãng thời gian 2004-2005 mà đã bị đài báo, người dân và các công ty du lịch trong nước kịch liệt phản đối, chê bai)

Tóm lại: Việc quảng bá du lịch không phải chỉ là cứ vận động tổ chức những cuộc thi sáng tác logo, slogan rầm rộ trong cả nước, rồi chọn ra một mẫu mà đem trưng ra với thế giới, còn lại thì muốn ra sao thì ra. Cái điều trọng yếu nhất, phải bắt đầu từ câu hỏi nền tảng: cái gì phải nổi bật và đặc trưng riêng cho quốc gia? Thế mạnh của chúng ta ở chỗ nào trong so sánh với các nước khác? Phải tìm hiểu cho được thị hiếu và yêu cầu của khách nước ngoài, rồi trên cơ sở đó mà điều chỉnh những cái chúng ta có sẵn mà đem quảng bá cho khách. Nên nhớ đằng sau cái slogan và logo kia là cả một nền công nghiệp khổng lồ trị giá hàng tỉ đôla mỗi năm, chứ không phải chỉ là một cái hình vẽ hay câu khẩu hiệu mà muốn làm thế nào thì làm.

Tiếp thị du lịch Việt Nam - vẻ đẹp tiềm ẩn cũng phải được trưng bày cho đúng cách.

7 phương pháp tiếp thị hiệu quả cao, chi phí thấp:

Năm 2009 là một năm dài và đầy những khó khăn đối với những doanh nghiệp nhăm nhe mở rộng thị trường. Tuy nhiên có thể nói giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng chính là thời cơ cho các doanh nghiệp mới để nắm bắt được xu hướng và nhu cầu mới của toàn cầu. Dưới đây là 7 giải pháp marketing hiệu quả cao chi phí thấp đang được các chuyên gia trong giới marketing đánh giá cao.

1. Blog (Nhật ký điện tử):
Đây là những website mới. Các trang này tương tác lẫn nhau, thường xuyên thay đổi, và là những một trong những mục rất được yêu thích của Google. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bắt đầu tạo khung xương cho blog của mình và đặt nó ở top tìm kiếm đầu tiên trên Google. Tiến sĩ Walker ở Florida cũng đã bắt đầu viết blog sau khi đã học tập các bài học trong chương trình Học viện ChiroMarketing viết trên blog, và sau đó nhảy thẳng vào vị trí #1 trên thanh công cụ tìm kiếm Google trong mục "chiropractor" trong lĩnh vực của ông. Chỉ vài tuần sau đó, blog mới của ông thậm chí đã đánh bại website truyền thống cũng đã xếp vị trí cao khá lâu ở vị trí thứ #4. (Lúc đó có ít nhất 10 đối thủ khác nhau đang cố gắng cho vị trí số #1).

2. Quảng cáo báo:
Một trang trong tạp chí quảng cáo được trình bày một cách cẩn thận công phu có thể mang lại cả "tấn" khách hàng. Khách hàng tìm đọc báo và quan tâm đến báo chí bởi họ biết rõ họ cần tìm cái gì, quan tâm đến cái gì, và họ sẽ tìm thấy những thông tin mà họ quan tâm ở đâu. Các loại báo xuất hiện ở khắp nơi. Và chắc chắn bạn đang bỏ lỡ rất nhiều cơ hội với những khách hàng lớn nếu như tên doanh nghiệp của bạn chưa từng xuất hiện trên báo chí hay truyền hình, và thậm chí là trên Internet.

3. Email Marketing (Tiếp thị qua thư điện tử):
Công nghệ thư điện tử đã hình thành khá lâu. Bạn hoàn toàn có thể tạo một loạt các văn bản mẫu sẵn và chỉ việc sử dụng chúng sao cho thích hợp. Chìa khoá tốt nhất là gửi email cho khách hàng để giới thiệu và thuyết phục họ về sản phẩm của bạn.

4. Tiếp thị trực tuyến:
Giờ đây mọi người ai ai cũng nói về tiếp thị trực tuyến, nhưng rất ít người có thể thực sự đem lại cho bạn hệ thống hay các công cụ mà bạn có thể sử dụng để mang lại nhiều khách hàng hơn cho bạn. Một hệ thống đơn giản thông thường nhất là gửi thư điện tử bằng văn bản, chẳng hạn như: "stick letter" (tạm dịch là một loại thư cảm ơn kèm sự quan tâm nào đó) tới khách hàng.

5. Google Adwords:
Google Adwords là một bộ máy tiếp thị tinh vi. Khi bạn tìm kiếm một từ khoá trên Google, bạn sẽ nhìn thấy các quảng cáo ở đầu trang và ngay bên tay phải - đây chính là mẫu quảng cáo của Google Adwords. Bạn bỏ ra một khoản tiền để trang web của bạn được đưa lên gần đầu trang, Mỗi khi có người nhấp chuột vào quảng cáo trên website của bạn ngay lập tức nó sẽ được tính phí truy cập. Có thể nói Adwords có một tiềm năng rất rất lớn đối với bạn. Google chiếm gần 80% thị trường tìm kiễm ở Mỹ. Điều đó có nghĩa là khách hàng tiềm năng của bạn là những người có khả năng sử dụng Google để tìm hiểu thêm về sản phẩm, thông tin hay dịch vụ của bạn. Nhưng với những gì đã được cảnh báo trước, có thể dễ dàng nhận ra rằng có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng Adwords, tốn hàng tấn tiền (các trang vàng này phục vụ cho những gì mà bạn đã chi trả cũng chẳng tốt hơn là bao). Adwords dễ thiết lập, nhưng lại rất khó để có được bản quyền. Hai trong số 24 bài học của ChiroMarketing Academy tập trung vào Adwords, đây là bài học cơ bản nhất và cũng là bài học có level cao nhất.

6. Trang sách vàng.
Các nhà tư vấn mà tôi đã từng nói chuyện hầu hết đều dừng trên các trang vàng (chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi xem xét cả những lời khuyên tồi tệ khác mà họ đã khuyên tôi). Có lẽ các nhà tư vấn chỉ không có được manh mối những quảng cáo nào là trông giống nhất, vì vậy lời khuyên tốt nhất chính là để tránh xa những trang vàng. Một khi bạn đang có một quảng cáo có đủ quyền hoạt động, nó là phương tiện truyền thông thông minh nhất được sử dụng. Nếu bạn có thể biết được làm thế nào để làm điều đó chính xác, bạn sẽ nhận được một phản ứng rất tốt.

7. Tiếp thị từ xa:
Sử dụng các loại tiếp thị từ xa đối với một công ty có uy tín là cách dễ dàng nhất để doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất. Một nhà kinh doanh đã từng áp dụng loại hình tiếp thị từ xa khẳng định rằng ông luôn làm ra tiền với hình thức này suốt 6 năm nay.

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2009

Trẻ em làm tiếp thị - Ai nói không được? ^_^

Ở Phương Tây, marketing virus đã trở nên khá thông dụng. Các doanh nghiệp tích cực sử dụng các khách hàng trung thành của mình. In Zone Brands Inc., một hãng của Mỹ sản suất nước hoa quả và nước ngọt cho trẻ em, cho rằng kênh truyền tin tốt nhất chính là trẻ em. Tại Atlanta, nơi đặt trụ sở của hãng, có câu lạc bộ dành cho những người yêu thích nước ngọt BellyWashers do một bé gái 10 tuổi tổ chức. Những đứa trẻ yêu thích các sản phẩm của In Zone Brands còn tổ chức những hoạt động từ thiện – phân phát nước ngọt BellyWashers trong các dịp Noel tại các bệnh viện nhi đồng, dọn dẹp những công viên công cộng có cắm những lá cờ in nhãn hiệu của loại nước ngọt này, tổ chức các hội chợ dành cho những đứa trẻ trong các gia đình thiếu người trụ cột...

Nhưng điều quan trọng nhất – trẻ con hoàn toàn nhiệt tình và chân thành khuyên bạn mình khác dùng thử thứ nước ngọt yêu thích của chúng. Các hãng thông tấn địa phương cũng rất quan tâm đến hoạt động của fan-club này – vì vậy, những thành viên của nó có điều kiện kể về sản phẩm yêu thích của mình cho các bạn cùng trang lứa trên các phương tiện truyền thông. In Zone Brands Inc. còn thành lập nhóm cố vấn-trẻ em cho hội đồng quản trị hãng. Những khách hàng nhỏ tuổi và thành viên của nhóm này có ảnh hưởng tới chiến lược của hãng trong lĩnh vực: chủng loại mặt hàng; marketing; đảm bảo sự gắn kết với khách hàng và ngoài ra chúng còn tổ chức nhiều hoạt động dưới sự bảo trợ của hãng.

In Zone Brands chi cho nhóm cố vấn-trẻ em này khoảng 60 nghìn USD/một năm và họ cho rằng đây là điều hoàn toàn bình thường. Trong vòng ba năm cuối, doanh số bán hàng của hãng tăng hơn gấp đôi.

Hơn nữa, dù muốn hay không các bạn cũng phải công nhận là các bậc phụ huynh cũng rất vui khi thấy con mình yêu thích các hoạt động xã hội. ^_^

Internet và thành công của kinh doanh thương mại điện tử

Tất cả các doanh nghiệp trực tuyến đều có chung mục đích là bán được hàng: nó có thể là sản phẩm, là dịch vụ hoặc cũng có thể thông tin. Nhưng trước tiên bạn cần phải lưu thông cho website của bạn đã. Sử dụng chìa khoá chiến lược kinh doanh trên Internet bạn sẽ tạo ra được lưu lượng truy cập lớn vào sản phẩm của bạn, thu hút được nhiều khách hàng và cuối cùng là tiền mặt.

Hình ảnh là tất cả.
Trang web của bạn nên phản ánh cách mà bạn muốn khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp của bạn. Trang web phải được xem xét một cách chuyên nghiệp, dễ điều chỉnh và dễ hiểu. Nội dung của trang web tốt nhất nên liên quan đến nhu cầu của khách hàng. Và phải luôn đảm bảo một điều là khách hàng phải biết bạn là ai, bạn cung cấp gì?

Tiếp thị là vua.
Bạn sử dụng công cụ tiếp thị chiêu thị nào để quảng cáo cho website của bạn? Các công cụ tìm kiếm chính là phương pháp căn bản nhất mà những người lướt web thường sử dụng để xác định thông tin. Một trong nhung chiến lược kinh doanh trực tuyến hàng đầu là lựa chọn những từ khoá liên quan để tối ưu hoá công cụ tìm kiếm một cách hiệu quả nhất. Ví dụ như, từ khoá "sách" là quá chung chung đối với một trang web quảng cáo về các hội thảo làm thay đổi nghề nghiệp và cuộc sống dựa trên những cuốn sách có nội dung thuyết phục. Nhưng người lướt web đánh từ khoá "sách" vào công cụ tìm kiếm với nhiều khả năng là mua quyển sách đó hơn là để tham gia vào một hội thảo. Lời khuyên là: Hãy sử dụng những thuật ngữ đặc tả có liên quan chặt chẽ đến những sản phẩm mà bạn định bán.

Link liên kết tới trang web của bạn cũng là một chiến lược kinh doanh Internet quan trọng.
Link liên kết làm tăng số lượng người truy cập, và khả năng những người truy cập vào trang web của bạn trở thành khách hàng tương lai của bạn là rất lớn. Sự liên quan chính là chìa khoá. Các link liên kết tới trang web của bạn nên là các link từ những website có chủ đề liên quan chặt chẽ đến công việc kinh doanh của bạn. Hãy tạo phần mô tả với những link liên kết đó. Chẳng hạn như: Bán thanh lý túi xách tay nhãn hiệu Coach cuối mùa chắc chắn sẽ thu hút được nhiều cái nhấp chuột hơn là nhãn hiệu của nó với cái tên của người bán hàng thanh lý.
Một chiến lược khác sẽ xem xét việc bắt đầu cho một chương trình liên kết của riêng bạn. Nó sẽ rất hiệu quả về chi phí bởi vì bạn chỉ cần phải thanh toán tiền cho các website khác dành cho khách viếng thăm website của họ và họ sẽ tạo một đường link liên kết từ website của họ đến website của bạn. Bạn có thể thanh toán tiền mỗi khi có khách viếng thăm website của bạn từ link liên kết đó hoặc thanh toán nếu như kết quả người ghé thăm đặt mua hàng của bạn.
Hiện nay các doanh nghiệp trực tuyến đang làm rất tốt với tiếp thị trực tuyến. Tuy vậy cũng không nên coi nhẹ các loại hình truyền thông cũ. Để phát hành một bài báo, một bài viết về e-Business (Kinh doanh thương mại điện tử) trên các trang báo địa phương. Hãy đặt một mẫu quảng cáo trên các Trang Vàng hay trên các tạp chí thương mại công nghiệp.

Nội dung thông tin.
Đừng nên chăm chăm vào việc chỉ bán các sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Mà bạn hãy tận dụng để bán tất cả những bài báo, tin tức và các sự kiện hấp dẫn có liên quan đến việc kinh doanh thương mại điện tử của bạn. Rất nhiều khách hàng đánh giá cao những thông tin này. Thêm vào đó, các phóng viên cũng luôn săn tìm những thông tin trực tuyến. Một lời giới thiệu về trang web của bạn trong những câu chuyện hay bài viết của họ sẽ có tác động lớn đến khách hàng khiến họ chú ý đến bạn nhiều hơn.

Khách hàng thân thiện.
Nếu khách hàng cho việc kinh doanh thương mại điện tử của bạn là công chúng, dễ có khả năng họ chẳng hiểu gì những biệt ngữ công nghiệp. Hãy sử dụng từ "phẫu thuật thẩm mĩ mũi" thay cho từ "ngành chỉnh hình mũi" nếu website về khoa phẫu thuật thẩm mĩ của bạn là nhằm mục đích cho bệnh nhân chứ không phải là nhân viên y tế.

Thêm vào đó là các đồ hoạ, nhạc chuông hay tiếng sáo cũng thường có xu hướng làm phần mềm tải của bạn bị chậm. Một hệ thống có thể tải một cách dễ dàng là một trong những chiến lược kinh doanh Internet quan trọng nhất. Thường thì khách hàng chẳng kiên nhẫn ngồi mà xem những đoạn phim hay hay những đoạn nhạc dù là rất ngắn xong rồi mới có được những thông tin mà họ muốn tìm kiếm. Tương tự vậy, nếu các trang web của bạn quá dài để có thể mở ra và đọc hết, đảm bảo rằng khách hàng của bạn sẽ "lượn" qua trang web khác ngay lập tức cho đỡ mất thì giờ vàng ngọc.

Thứ Tư, 18 tháng 2, 2009

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử - E-commerce - được dịch bắt nguồn từ Electronic Commerce. Khi mọi người nói về thương mại điện tử, họ luôn liên tưởng đến việc sử dụng Internet để phát triển việc kinh doanh của họ. Trên thực tế, thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng hơn thế nhiều.
Vì vậy, chúng ta nên hiểu như thế nào về thương mại điện tử? Có ý kiến cho rằng thương mại điện tử là tất cả các những gì trong kinh doanh có liên quan đến các laọi hình điện tử mà mọi người đều cần sử dụng đến. Nếu điều đó là đúng, vậy tất cả các hoạt động trong kinh doanh ngày nay đều là thương mại điện tử, bởi vì ngày nay mọi người đều sử dụng điện thoại, máy fax, thư điện tử, ...

Nhưng điều đó không đúng.

Đầu tiên, "Thương mại điện tử" được sử dụng khi mọi người có thể làm kinh doanh và nhận được số tiền đã được mã hoá thông qua Internet. Vì vậy thương mại điện tử chỉ được thực hiện thông qua Internet hay hệ thống mạng lưới Internet.

Thương mại điện tử có những lợi thế gì?
Ngày nay, thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Có thể nói ngày nay đó là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất để quản lý công việc kinh doanh của bạn. Thương mại điện tử là sự kết hợp của công nghệ và kinh doanh. Không còn lo lắng về khoảng cách giữa khách hàng và công ty của bạn. Dù công ty của bạn có lớn thế nào thì điều quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để mọi người biết bạn là ai?... Thương mại điện tử sẽ làm cho công ty của bạn được khắp nơi trên thế giới biết đến, và các khách hàng của bạn không chỉ ở trong nước mà là ở khắp nơi trên thế giới. Thương mại điện tử phụ thuộc vào công nghệ vì vậy nó yêu cầu tất cả những ai sử dụng thương mại điện tử đều phải biết về máy tính, mạng, ... Công nghệ phát triển hàng ngày và vì vậy mọi người nên nâng cao kiến thức của mình để theo kịp tốc độ phát triển của nó.

Bạn biết gì về thương mại điện tử Việt Nam?
Ở Việt Nam hiện có rất nhiều công ty là một phần của thương mại điện tử, nhưng rất ít trong số đó biết cách sử dụng thương mại điện tử một cách hiệu quả. Bởi vì chúng ta chỉ biết về Công nghệ thông tin (IT) khoảng 10 năm nay, và biết đến Internet cũng chỉ trong thời gian gần đây, sự hiểu biết của chúng ta vẫn còn bị giới hạn, các thiết bị hỗ trợ công nghệ, mức sống, những quy tắc lỗi thời, ... hiện đang là trở ngại lớn nhất đối với thương mại điện tử Việt Nam.

Nguồn cấp: http://www.vietnam-ecommerce.com

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2009

Nghệ thuật giao tiếp với khách hàng trong marketing


Mọi công ty thành công đều sử dụng vài loại hình làm thước đo tiêu chuẩn khi so sánh chính nó với các công ty khác tương tự. Nhưng các doanh nghiệp nhìn nhận sự thành công trong mối quan hệ tương tác hiện tại, khách hàng - đàm thoại - không gian marketing chuyển động có thể xem xét những nhân tố khác ngoài tài chính. Các công ty cần phải đánh giá kiến thức tạo nên giá trị cho chúng thông qua những nhân công lao động và dữ liệu về khách hàng. Có một cách để làm điều này đó là không bao giờ làm cho khách hàng bối rối với thuật ngữ marketing phổ biến: người tiêu dùng.

Đừng nên nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ khách hàng và người tiêu dùng. Người tiêu dùng là người bạn sử dụng cho lợi nhuận, còn khách hàng là tài sản. Khách hàng chính là người quản lý sản phẩm của bạn tốt nhất, là nhà truyền giáo tốt nhất, và có lẽ cũng chỉ có những người trong thế giới này mới cho bạn biết được sự thật về công ty của bạn. Hãy lắng nghe họ. Cách dễ nhất để giúp đỡ khách hàng của bạn tham gia tích cực, tự nguyện, và cách để khách hàng nói với bạn về việc kinh doanh của bạn là hãy nói với họ và đối xử với họ như những đối tác bình đẳng

David Neeleman giám đốc điều hành JetBlue đã thực hiện điều này từ rất sớm mà không cần nói với khách hàng là anh không bao giờ có khả năng xây dựng một hãng hàng không lấy khách hàng làm trung tâm. Kết quả ông là người duy nhất tiếp cận với sự tương tác khách hàng. Neeleman cũng đã chỉ ra rõ sự khác nhau của những tạp chí kinh doanh. Khi ông bay, ông cũng bay giống như những người khác, được huấn luyện. Và, ông thậm chí lái máy bay chở họ đến sân bay. Và sau đó, ông ấy chờ trên đường - giống như bạn và tôi. Ông, hầu như chỉ là một khách hàng khác nữa - ít nhất là đến khi máy bay bay vào bầu trời.

Sau đó, ông đi bộ lên xuống các hành lang, trò chuyện với khách hàng, lắng nghe những gì họ nói.

Cuối mỗi ngày, mọi công ty dù sống chết cũng phải phục vụ khách hàng tốt nhất, vận chuyển tốt nhất, và tác động đến khách hàng tốt nhất. Mọi kinh nghiệm của khách hàng đều đặt ở cán cân tổng thể của sự"thành công" hay "thất bại". Neeleman đang làm mọi thứ mà ông có thể làm, không chỉ giảm số lượng những gì chống lại JetBlue, mà còn tạo ra một môi trường tiềm năng mà ông lãnh đạo chẳng hạn như - trình bày với nhân viên yêu cầu mà khách hàng quan tâm.

Nguyên tắc vàng của tiếp thị trong thị trường marketing


Muốn làm marketing thành công không chỉ đòi hỏi phải có cái nhìn sâu sắc về cách làm thế nào để một sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể thành công trên thị trường, mà còn yêu cầu sự linh hoạt vào trong tiếp thị của một sản phẩm hay dịch vụ đó.
Đã từng có rất nhiều bậc thầy về marketing từng cố gắng nỗ lực thúc đẩy một loạt các hình thức tiếp thị nhằm phục vụ cho họ và để loại trừ những thị trường khác.

Và ngày nay một loạt những hình thức tiếp thị mà họ đã nỗ lực thúc đẩy trước đây có thể phục vụ họ rất tốt. Nhưng sẽ thật nực cười nếu tin dùng chỉ một phương pháp tiếp thị và cho rằng đó là phương pháp marketing duy nhất có thể sử dụng để quảng bá và thúc đẩy việc kinh doanh sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn ở bất cứ nơi nào. Hoàn toàn phi thực tế nếu cho rằng phương pháp marketing cũng là thứ duy nhất như sản phẩm hay dịch vụ mà chúng ta đang tiếp thị vậy.

Đổi mới, sáng tạo, linh động rất cần thiết đối với bất kỳ loại hình marketing nào. Việc thử áp dụng vài loại hình marketing hiệu quả nhất hiện nay sẽ giúp bạn loại trừ những bước đi sai lầm trong marketing và xác định được phương pháp marketing nào là đúng nhất.
Kinh doanh trực tuyến hay bất kỳ một loại hình kinh doanh nào thì yêu cầu đặt ra vẫn là sự kiên trì và lòng quyết tâm. Đây là hai đức tính đối với những nhà làm tiếp thị mà những chuyên gia hàng đầu trong ngành marketing rất khuyến khích. Tuy nhiên đôi khi sự kiên trì và tính quyết đoán không có nghĩa là phải gắn liền với phương pháp marketing đúng đắn cho sản phẩm hay dịch vụ, thậm chí nó cũng Không tạo ra bất kỳ một kết quả nào. Nhưng nó cũng không có nghĩa là tự gây lên những thất bại liên tục cho các phương pháp marketing và gây tổn thất dần dần mỗi tháng.

Để chứng minh đôi khi rất nhiều ngươi và thậm chí cả các chuyên gia trong ngành marketing lại đang nỗ lực thúc đẩy cho chính những quan điểm nhận thức sai, tôi xin dẫn chứng hai trường hợp thực tế dưới đây:

A - Trường hợp thứ nhất: Người đàn ông trẻ bắt đầu với công việc kinh doanh trực tuyến từ nhiều năm trước đã bắt tay vào thúc đẩy nguồn tài nguyên marketing và chiến lược marketing. Anh ta nhận được nhiều lời chào hàng lớn có giá trị vì vậy mà anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và phát triển nguồn tài nguyên của mình. Anh cũng tham khảo rất nhiều sách của những bậc thầy về marketing, những người đã bỏ ra nhiều công sức để tạo nên danh sách "xây dựng và tiếp thị qua e-mail".

Sau khi đọc lời khuyên của các chuyên gia marketing, anh đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức, liên tục gửi thư điện tử cho những người khác, trao đổi các quảng cáo để quảng cáo rộng rãi hơn, đăng các bài báo trên các bản tin và các tạp chí điện tử, cố gắng gửi các email tiếp thị mặc dù kết quả chẳng là bao. Tuy nhiên anh ta vẫn khăng khăng cho rằng mình đã thực hiện chính xác nguyên tắc vàng "không bao giờ bỏ sót" mà các chuyên gia trong ngành marketing đã đúc kết lại.

Sau khi tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc anh ta cũng nhận thấy rằng website của anh ta được xếp hạng khá tốt trong các Công cụ tìm kiếm (sau cùng thì web của anh ta cũng có một nội dung khá lớn). Hầu hết hoạt động buôn bán đều bắt đầu từ chính trang web của anh ta, mặc dù sự thật thì anh ta cũng chẳng tin tưởng vào cách tiếp thị thông qua công cụ tìm kiếm. Anh ta đã suy nghĩ lại toàn bộ quá trình cũng như phương pháp tiếp cận của mình và bắt đầu điều chỉnh lại việc tiếp thị nguồn tài nguyên của mình một cách chặt chẽ hơn trên web của anh ta. Anh ta đã áp dụng sự kiên trì và lòng quyết tâm vào phương pháp tiếp thị của mình và cuối cùng anh ta cũng đạt được thành công khó tin mà trước đây chưa bao giờ đạt được.

B - Trường hợp thứ hai: Một phụ nữ ở lứa tuổi trung lưu đã tiếp cận được một vài cách tiếp thị khác nhau sau khi cô cũng đã đọc những cuốn sách được viết bởi các chuyên gia marketing. Cô đã quan tâm đến việc phát triển mảng dịch vụ khách hàng hơn là sản phẩm. Cô đã làm theo lời khuyên của một chuyên gia như sau: Vững tin vào việc tiếp thị thông qua Công cụ tìm kiếm và chỉ tiếp thị thông qua Công cụ tìm kiếm. Cô cũng đã mất cả "tấn" tiền bạc và thời gian để có được website xếp thứ hạng đầu tiên trong Công cụ tìm kiếm.

Giống như trường hợp thứ nhất,cô cảm thấy nếu cô chỉ cần bỏ ra một khoảng thời gian vừa đủ để kiên trì với nó thì việc kinh doanh của cô sẽ diễn ra suôn sẻ. Sau đó cô phát hiện ra rằng hầu hết việc kinh doanh của cô diễn ra là nhờ tiếp thị qua e-mail, các bài báo, trao đổi quảng cáo, (cô thường xuyên đăng các bản tin của mình vào các tạp thí điện tử), kết quả là cô thu hút được nhiều khách hàng hơn so với những gì mà cô đã đưa vào website của mình. Trong trường hợp của cô, tiếp thị qua e-mail là "chìa khoá" dẫn đến thành công, nhưng cô cũng đã làm theo lời khuyên sai lầm của một chuyên gia marketing.

Sự kiên trì và quyết đoán rất quan trọng, nhưng phải được áp dụng một cách chính xác, linh động, và phải có sự đổi mới thì mới đạt được thành công. Mọi con đường đều nên theo đuổi một cách trì và quyết đoán, và những cơ hội về các phương pháp tiếp thị sẽ dần hình thành dựa trên những kết quả đạt được. Điều cuối cùng, mọi kết quả chính là những gì tạo nên phương pháp marketing thành công! Không có kết quả, mọi phương pháp marketing đều chỉ là thất bại thảm hại.

Chủ Nhật, 15 tháng 2, 2009

Khách hàng của bạn là ai?

Thị trường của những người nông dân là tất cả các khách hàng ở mọi tầng lớp khách nhau. Bắt đầu bằng mối liên hệ của người nông dân với đất đai; nếu người nông dân mà không chăm bón cho mảnh đất của mình, mảnh đất có thể sẽ mất dần năng suất. Nhà cung cấp nằm trong mối quan hệ đối tác với thị trường, và một lần nữa, nếu các nhà cung cấp không quan tâm chăm bón, thì sự màu mỡ trong mảnh đất marketing này cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó cũng có mối quan hệ đối tác tương tác lẫn nhau giữa thị trường và người mua sắm, truyền thông, các doanh nghiệp địa phương, và cả các mối giao tiếp. Khi chúng ta bỏ qua bất kỳ một ai đó trong sợi dây liên hệ, thị trường và nhà cung cấp của nó không đạt hết hiệu suất của mình.
Thông qua việc tiếp thị thị trường, rất nhiều mối liên hệ trước đó có thể được đẩy mạnh. Khi nhà cung cấp tạo nên tiềm năng để tiếp thị thị trường (hãy xem xét những ý tưởng trước tiên), thị trường có khả năng thực hiện một cách đầy đủ chức năng quảng cáo của nó - những sự kiện đặc biệt, thư tin tức, tin tức truyền thông hay những hoạt động khác.
Thị trường có thể, một lần nữa, tạo ra cho nhà cung cấp của nó một lượng khách hàng đông đảo. Những người nông dân có thể được nói đến trong những lá thư tin tức, trên mạng, trên các phương tiện truyền thông, và trong cả các sự kiện thị trường đặc biệt được tổ chức. Khi công chúng biết chi tiết hơn về người cung cấp thì họ sẵn sàng chi tiền cho nhà cung cấp đó. Thị trường có rất nhiều nhà sản xuất đặc biệt nổi bật - họ là tất cả những gì tạo nên một thị trường duy nhất.
Thị trường và truyền thông khu vực cũng có nhiều lý do để cộng tác với nhau. Nếu bạn đang có sẵn một sự kiện đặc biệt, đó chính là những thứ mà cộng đồng hi vọng sẽ hấp dẫn và truyền thông sẽ chú ý đến. Thị trường đương nhiên có thể là một loại tài sản nhất định đối với báo chí. Bằng việc tạo ra một gói truyền thông và xây dựng mối quan hệ với các phóng viên, thị trường có thể tiết kiệm được thời gian cả ngày khi mà tin tức và những câu chuyện ý tưởng đang rất mỏng.
Nếu khả năng tham gia vào thị trường của bạn là rất lớn, các doanh nghiệp địa phương nên đánh giá cao "cong đường" mà bạn đã thông thương cho vùng đất này. Xem xét việc tiếp cận với các doanh nghiệp này bằng những ý tưởng để thúc đẩy chiến dịch quảng bá chéo. Hãy đề nghị người bán hàng chọn vị trí đặt những tấm áp phích tiếp thị lên cửa sổ của họ và đề nghị phân phối những tấm phiếu giảm giá tốt chỉ trong ngày tiếp thị.
Cuối cùng thị trường chính là những mối quan hệ với các khách hàng. Sự thuận tiện là một thuật ngữ thông dụng hàng ngày - cửa hàng buôn bán tạp phẩm luôn mở cửa 24h một ngày, cung cấp tất cả các loại rau quả, thậm chí cả những đồ ăn chế biến sẵn.

Nguyên tắc của Marketing

Hầu hết các thị trường khác nhau đều xuất hiện những hình thức marketing khác nhau, những kinh nghiệm marketing quý báu trong thị trường đó, hình thức cạnh tranh để xúc tiến đồng đôla, xuất hiện nhu cầu tìm kiếm những ý tưởng tạo tiếng vang để tăng lợi nhuận.
Thậm chí ngay cả khi thị trường của bạn được ưu đãi với một ngân sách quảng cáo lớn thì bạn vẫn muốn chi tiêu cho nó một cách hiệu quả nhất. Những nguyên tắc chung của thị trường có thể giúp cho thị trường của bạn nhận được nhiều nhất từ những đồng tiền mà bạn đã bỏ ra.

Nguyên tắc 80/20:
Luôn giữ đúng nguyên tắc 80/20: 80% nguyên tắc trong việc kinh doanh của bạn đến từ 20% nguuyên tắc khách hàng của bạn. (Koch, 1998). Biết được tên và sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu sẽ củng cố được lòng trung thành của khách hàng đối với thị trường của bạn và đảm bảo họ sẽ quay lại trong tuần tới.

Hình thức Truyền miệng:
Hình thức quảng bá "Truyền miệng" chắc chắn hiệu quả hơn tất cả những hình thức quảng cáo tốn tiền khác. Nếu một thị trường được tổ chức tốt, khách hàng sẽ giúp thực hiện luôn nhiệm nhiệm vụ quảng cáo, tiếp thị đến bạn bè và người thân của họ thông qua những câu chuyện tưởng chừng rất đời thường (Corum, 1999). Khuyến khích khách hàng thường xuyên mua sắm về cho bạn bè, gia đình họ và đề nghị họ tiếp thị giúp bạn thông qua việc chia sẻ thông tin.

Thâu tóm:
Nguyên tắc Ngón - tay - cái của bất cứ ngành công nghiệp nào là: những bài viết mà người ta tự viết về mình sẽ có giá trị hơn 7 lần những chương trình mình bỏ tiền ra để đi thuê quảng cáo. Trong thị trường của bạn, bạn có thể phải bỏ một lượng tiền kha khá cho những sự kiện đặc biệt. Nếu những sự kiện đó dựa trên những sản phẩm thị trường và cung cấp sản phẩm nào đó cho khách hàng (cuộc trưng bày sản phẩm, công thức, đồ khuyến mại), thì cơ hội cho bạn chính là phương tiện truyền thông địa phương sẽ thâu tóm nó. Những bài viết, những câu chuyện trên đài sẽ được chú ý và được nhớ đến nhiều hơn một quảng cáo.

Quảng cáo rộng rãi:
Một quảng cáo được chi tiền một cách hiệu quả dựa trên những dòng thư lặp đi lặp lại một cách đơn giản, những lá thư với nội dung chắc chắn được truyền tải thông qua các phương tiện trung gian (tạp chí, đài, Tivi, mẫu thiết kế, ... ) mà những khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng một cách phổ biến. Trung bình phải làm ít nhất 6 quảng cáo trước khi khách hàng có phản ứng lại với những quảng cáo đó. Thị trường của bạn có thể cần phải xem xét lại những dấu hiện đã được thông suốt, hay đã có một vị trí nổi bật nào đó chưa bởi vì tiếp thị là ưu tiên hàng đầu. Có một logo hay một clip hình ảnh nghệ thuật nào đó được bạn sử dụng một cách phù hợp với biểu tượng thị trường sẽ làm tăng khả năng những khách hàng của bạn sẽ chú ý và nhớ những quảng cáo hay dấu hiện của bạn.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2009

Nhân lực mạnh thúc đẩy marketing

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng marketing là phải có một đội ngũ marketing mạnh. Một đội ngũ mạnh marketing sẽ nghĩ ra được những ý tưởng lớn, xây dựng được những góc nhìn và nhìn ra điểm yếu của sản phẩm mà họ sẽ phải khắc phục sau đó. Một đội lớn có thể tập trung chỉ về lĩnh vực giải quyết bất cứ vấn đề nào, có được những nguồn lực đúng đắn, và nhiệt tình đảm nhiệm bất cứ khó khăn nào.
Một điểm đáng tiếc là một đội ngũ marketing đông đảo cũng có thể khó sáng tạo và giữ nguyên được sự tận tụy. Bất cứ người nào xây dựng được một đội ngũ marketing thành công đều biết rằng luôn có vài "nhân tố X đặc biệt" nào đó gây chia rẽ hoặc phá vỡ đội ngũ: luôn luôn có khả năng tìm thấy lý do chung nào đó hay lợi ích chung nào đó có thể được tạo ra và phá vỡ kết quả này.

Thành lập một nhóm marketing làm việc với mô hình các nhân viên được hưởng lợi ích như nhau, hoàn cảnh tương tự nhau, có chung niềm đam mê sẽ có khả năng làm việc cùng nhau và có khả năng để nhờ nhau giải quyết công việc. Một vấn đề khó khăn là tìm được những nhân viên marketing đáp ứng được những tiêu chuẩn này. Có một cách cũng khá hiệu quả là tham khảo hồ sơ nhân viên, trong những hồ sơ này sẽ ghi lại khá đầy đủ những thông tin giúp bạn tìm ra được những nền tảng tương đồng giữa các nhân viên.
Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều tập đoàn lớn đang dần trở thành những đội ngũ tự hình thành và tự duy trì. Những người này đã phát hiện thấy rằng họ có những điểm chung và vì vậy họ sẽ làm việc với nhau rất ăn ý. Các công ty marketing sẽ đưa vào nội bộ mỗi đội những cơ hội mà một "đội ngũ mạnh" có thể chọn để phấn đấu hoặc bỏ qua. Đôi khi những dự án sẽ được chỉ định dựa trên nhu cầu, nhưng thông thường, việc có một đội ngũ riêng đảm nhận đề tài sẽ có hiệu quả hơn.
Những thách thức đối với những công ty marketing muốn kích hoạt đội ngũ nhân viên sôi nổi này là làm thế nào để các nhân viên có khả năng có thể liên lạc dựa trên niềm đam mê. Sự đam mê là một phần quan trọng của bất kỳ một đội ngũ thành công nào - không có niềm đam mê, đội ngũ đó sẽ không thể tự tìm ra chính nó một cách nhanh chóng, cũng không có khả năng để tìm ra các thành viên vui vẻ, nhiệt huyết có thể cống hiến cho công việc marketing của công ty.

Welcome tất cả nhà ^_^


Hề lô các bác ^_^ (Cười nhe nhởn). Em welcome tất cả các bác, những ai muốn bít một tí xíu về marketing và cả những ai chẳng cần bít về marketing ghé thăm blog của em. Căn bản thấy kinh tế thế giới dạo này khủng hoảng quá (=>ăn rau muống bàn chuyện chính trị ý mờ) kéo theo việc suy giảm xiền lương của nhân viên trong các công ty nên em bức xúc. => Quyết tâm tìm hiểu về marketing rùi biết đâu mai này giúp công ty marketing vụ gì đó hoành tráng rùi lập nên sự nghiệp (nghe oai nhờ ^_^). Em tìm hiểu đến đâu, em share lại cho các bác ghé thăm đến đó. Rùi các bác cứ "nêm chút gia vị, đóng góp thêm cho kẻ nghèo hèn xin tí muối" để em học hành tấn tới đỡ phụ công mẹ cha. Còn gì nữa không nhể....????
Đến đây em xin tuyên bố bài phát biểu nhân dịp khai trương cái blog này xin hết ạ ^_^ Chúc cả nhà vui ^_^