Thứ Ba, 24 tháng 2, 2009

Chiến lược tiếp thị trực tiếp (Phần I)


Bạn đang lập một kế hoạch tiếp thị? Bạn không nên bỏ qua những lời khuyên này nếu bạn muốn hoàn thiện phương pháp tiếp thị của mình:

1. Giữ chân khách hàng bằng các dịch vụ khách hàng miễn chê của bạn
Các công ty thành công thường cung cấp một dịch vụ khách hàng chủ động. Dịch vụ khách hàng chủ động sẽ làm cho công việc kinh doanh của bạn tăng trưởng đáng kể cũng như thiết lập được sự trung thành của khách hàng. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ trong chiến lược tiếp thị để giữ chân khách hàng.
a) Hãy cùng kiểm tra:
Khách hàng thường đánh giá cao khi người bán hàng cùng kiểm tra mẫu sản phẩm mà khách hàng đã đề nghị mua.
b) Làm thêm một điều gì đó:
Những dịch vụ thông thường đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng. Những dịch vụ khách hàng lớn phải thể hiện được sự vượt trội. Hãy cung cấp cho khách hàng nhiều hơn là họ mong đợi và chắc chắn họ sẽ còn quay lại
c) Dẫn đầu sáng kiến:
Cung cấp một số giải pháp thông thường cho một vài trường hợp rắc rối của khách hàng. Trường hợp vứi cách này bạn không thể làm được, thì tốt nhất bạn nên có sẵn nhiều biện pháp khác để giải quyết những vấn đề nho nhỏ của họ. Qua đó, khách hàng sẽ biết bạn đang cố hết sức để giúp đỡ họ. Đảm bảo trong tương lai, những khách hàng đã từng được bạn giúp đỡ sẽ không ngần ngại khi chọn mua hàng của bạn, vì họ biết bạn chắc chắcn sẽ rất nhiệt tình giúp họ giải quyết một vài rắc rối nho nhỏ.
(Trích từ Bottom Line Business).

2. Lường trước được mọi việc (theo Denny Hatch & Don Jackson )
Hãy làm vui lòng khách hàng bằng việc biết được những gì mà họ đánh giá cao trước khi họ biết điều đó. Hãy lôi kéo khách hàng về phía bạn bằng cách cảnh báo một cách chính xác những chiến lược, khả năng dịch vụ khách hàng của các đối thủ cạnh tranh, và cuối cùng là đánh bại đối thủ của bạn. Chẳng có một nhà lãnh đạo hàng đầu thị trường nào lại thoả mãn với vị trí mà họ đang có trong giới kinh doanh. Hãy nhìn về phía trước và nghĩ xem trong tương lai khách hàng của bạn muốn gì? Sau đó hãy lập một chiến lược để cung cấp cho họ những thứ mà họ cần trước bất kỳ ai trên thị trường.
(Trích từ Tested Secrets of Direct Marketing Success).

3. Tại sao mọi người mua hàng của bạn?
Khi bạn bán một sản phẩm nào đó, nó không đơn giản chỉ là bạn biết được ai mua mà còn một điều nữa cũng rất quan trọng, đó là: tại sao họ mua sản phẩm của bạn? Điều gì thúc đẩy họ mua sản phẩm của bạn? Điều gì thúc đẩy họ mua sản phẩm của bạn chứ không phải là sản phẩm của công ty đối thủ của bạn? Và bạn sẽ phải làm gì để thúc đẩy khách hàng của bạn trong tương lai sẽ quay lại mua tiếp những sản phẩm của bạn? Hầu hết mọi giao dịch mua bán diễn ra đều rất tiết kiệm tiền bạc và thời gian. Nếu bạn có một, hay tốt hơn nữa là hai hay ba, ... sản phẩm mũi nhọn trong số các sản phẩm của bạn thì tỉ lệ thành công của bạn trong tương lai sẽ tăng lên rất nhiều. Khi mọi người cảm thấy như là họ có thể tiết kiệm được tiền bạc, họ sẽ nghiêng về việc giao dịch mua bán ngay lập tức hơn là tạm thời để nó qua một bên và biết đâu cuối cùng họ lại quên mất nó thì sao. Điều này đặc biệt hiệu quả với những yêu cầu có thời gian hạn chế khi bắt đầu một hoạt động giao dịch mua bán trong khung thời gian đã định sẵn. Hãy chứng minh sản phẩm và dịch vụ của bạn có thể giúp khách hàng của bạn tiết kiệm thời gian, hoạt động hiệu quả, cho phép họ thu hồi được nhiều hơn từ việc kinh doanh suốt cả ngày và bạn chắc chắn bạn sẽ là người chiến thắng. Hãy kết hợp cả việc mua những sản phẩm mũi nhọn thông qua những lời chào hàng giống nhau với việc xem xét bước nhảy của chiến dịch tiếp thị trực tiếp.

4. Hạn chế thời gian để kích thích khách hàng
Đưa ra một khoảng thời gian nhất định luôn có tác dụng biến những đối tượng "kiên nhẫn" và "luôn chờ đợi" trở thành khách hàng của bạn. Bởi vì từng giây thời gian chết qua đi một cách liên tục sẽ biến một người luôn do dự thành một người hành động. Nếu chỉ có một khoảng thời gian ngắn để tận dụng lợi thế của một cơ hội hiếm có - tin chắc bạn sẽ luôn có phản ứng lại với những cơ hội như vậy. Mọi người luôn làm một điều gì đó hơn là không làm cái gì cả. Thay vì chờ đợi cho đến khi cảm thấy tốt hơn, thuận tiện hơn, ... hay vì bất cứ lý do gì đó mà họ nghĩ ra ... họ chắc chắn sẽ đi mất. Trên thực tế việc đưa ra một khoảng thời gian giới hạn sẽ khiến cho khách hàng tương lai của bạn cảm thấy lo sợ sẽ đánh mất một cơ hội hiếm có nào đó. Và bạn cũng nên cung cấp cho họ lý do tại sao nên mua sản phẩm của bạn, và việc gò ép thời gian như vậy có thể chỉ là một động lực rất nhỏ mà bạn cần phài có để giữ chân khách hàng của bạn hơn là đưa ra những quyết định nhàm chán

5. Theo sát khách hàng (Jeffrey Dobkin).
Sai lầm lớn nhất trong tiếp thị là gì? Có đến 99% các công ty tiếp thị sản phẩm và dịch vụ phạm phải những lỗi sai trong tiếp thị. Sai lầm lớn nhất trong tiếp thị - không phải chỉ ở tiếp thị trực tiếp, mà ở mọi loại hình tiếp thị, và nó thường được tạo ra bởi chính những người đầu tư thời gian, tiền bạc, năng lượng, quảng cáo hay các chương trình hướng dẫn hoặc phát sinh. Khi họ nhận được thông điệp có khả năng cao, họ sẽ gửi đi những thông tin quảng cáo hay một lá thư. Và tốt nhất là họ sẽ gọi sau đó khoảng một tuần. Khi công việc bán hàng không được thực hiện ngay lúc đó, họ sẽ xếp nó sang một bên và họ cũng chẳng bao giờ gọi điện lại hay gửi đi một lá thư mời khác. Họ giả định rằng chiến dịch của họ không thành công. Có điều gì đó đã sai. Một lá thư hay một quảng cáo đơn lẻ không phải là một chiến dịch. Chiến dịch không phải là sự cố gắng đơn lẻ của bất cứ điều gì - tại sao bạn lại nghĩ họ gọi nó là chiến dịch? Chiến dịch là sự nỗ lực không ngừng nghỉ ... Sai lầm lớn nhất trong tiếp thị chính là tiếp thị mà không liên hệ với những khách hàng tiềm năng nhất, họ là những người đã bày tỏ sự quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn ngay sau lần gửi mail đầu tiên của bạn, và lần thứ hai là với những lá thư hay tài liệu tiếp thị bổ sung quyết định
(Trích từ: Uncommon Marketing Techniques)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét